Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Cách nào để kéo giảm tai nạn giao thông?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các đoàn viên thanh niên được hướng dẫn điều hòa giao thông, giúp cảnh sát giao thông kéo giảm tai nạn và ùn tắc giao thông (ảnh minh họa). Ảnh: I.T

Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”.
Quyết liệt kéo giảm tai nạn và ùn tắc giao thông
Bộ GTVT cũng vừa tổ chức thực hiện “chỉ thị số 18-CT/TW Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”. Để triển khai chỉ thị này, ngay từ đầu tháng 3, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký quyết định số 620/QĐ-BGTVT ban hành chương trình hành động của Bộ GTVT, trong đó nêu rõ vai trò trách nhiệm của cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC) ngành GTVT phải gương mẫu, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về đảm bảo trật tự ATGT, thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, quyết liệt kéo giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Mục tiêu cụ thể của chương trình này là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo và sự phối hợp để tổ chức triển khai thực hiện thành công các chủ trương, chính sách, giải pháp bảo đảm trật tự ATGT của Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành GTVT. Phấn đấu hàng năm giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giảm ùn tắc giao thông đường bộ. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ, bảo đảm trật tự ATGT, từng bước củng cố, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, phòng ngừa tiêu cực trong khi thi hành công vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT trong giai đoạn mới. Chương trình cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của CBCNVC ngành GTVT trong việc gương mẫu nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự ATGT, thực hiện “văn hóa giao thông”.
Đề cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân
Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo trong toàn ngành là: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ tổ chức quán triệt, phổ biến các nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong bảo đảm trật tự ATGT của chỉ thị 18-CT/TW; đặc biệt là các nội dung liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị tới toàn thể CBCNVC để nắm bắt và thực hiện nghiêm chỉnh. Phát động phong trào CBCNVC đề cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân trong bảo đảm trật tự ATGT, lên án, bài trừ các hành vi sai phạm, tiêu cực; bản thân phải gương mẫu và tích cực vận động mọi người chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự ATGT. Các tổng cục, cục quản lý chuyên ngành, cơ quan tham mưu thuộc Bộ GTVT phải chủ trì và chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ATGT với hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với mọi đối tượng để mọi người hiểu, đồng thuận với các chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Song song đó, phải tập trung các nguồn lực xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng công trình giao thông, nâng cao năng lực vận tải; chủ động và phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, điều chỉnh, bổ sung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển GTVT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, có lộ trình và kế hoạch triển khai ngay sau khi được phê duyệt; thường xuyên theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và đề xuất với bộ giải pháp khắc phục, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần quan tâm yếu tố xây dựng môi trường giao thông tiếp cận để người khuyết tật tham gia giao thông được an toàn. Chương trình cũng đề ra nhóm giải pháp gắn với việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự ATGT với các giải pháp chính như xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự ATGT; tăng cường công tác tổ chức giao thông, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn; quản lý phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và quản lý hoạt động vận tải; đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, bằng chứng chỉ chuyên môn lái tàu, thuyền và quản lý người lái; đổi mới, nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát, năng lực, trách nhiệm của người thực thi công vụ cũng như các giải pháp về khắc phục ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn. Bên cạnh đó, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cục, vụ, ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT tổ chức phổ biến chỉ thị 18-CT/TW, các quy định mới có liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời xây dựng các kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện chương trình hành động này. Các sở GTVT căn cứ vào chương trình hành động này mà tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để ban hành, điều chỉnh, bổ sung chương trình hành động của địa phương về thực hiện chỉ thị 18-CT/TW phù hợp với tình hình bảo đảm trật tự ATGT của địa phương và triển khai thực hiện.
Hà Anh
Theo Đại tướng Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an thì hiện ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, thiếu tự giác, nhiều trường hợp cố tình vi phạm Luật Giao thông… Do đó, chỉ thị số 18-CT/TW nhằm đề ra chủ trương, quyết sách mạnh mẽ lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị tham gia, tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, ATGT, kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông…”.
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)