Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt thông thường

Tạp Chí Giáo Dục

Dưới đây là những hướng dẫn giúp phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban hay sốt do siêu vi, mời các bạn cùng tham khảo.
Sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh
Sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh.
Theo Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 2, Sốt xuất huyết thường diễn biến qua 3 giai đoạn:
– Từ 2 đến 3 ngày đầu: Bệnh nhân sốt cao liên tục, khó hạ sốt, đau đầu, đau mỏi người… Lúc này, triệu chứng sốt xuất huyết Dengue giống như các sốt do virus khác và chỉ phân biệt được bằng xét nghiệm. Sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh, mức độ sốt cao hay thấp tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể mạnh hay yếu. Nhiệt độ vượt quá 37,5 độ C là bị sốt, do đó một số bệnh nhân sốt xuất huyết có thể chỉ sốt nhẹ nên không để ý.
– Từ ngày thứ 3 đến thứ 7: Bệnh nhân bắt đầu hạ sốt nhưng có thể xuất hiện các biến chứng như tăng tính thấm thành mạch gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, có thể gây sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ ở các mức độ khác nhau. Một số bệnh nhân bắt đầu có các chảy máu bất thường do giảm tiểu cầu: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, nôn ra máu hay đi ngoài phân đen…
– Từ ngày thứ 7: Các triệu chứng trên sẽ hồi phục, bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt ban trên da và ngứa. Triệu chứng ngứa có thể tồn tại một vài ngày.
Đối với sốt phát ban, sốt siêu vi khác:
– Bệnh nhân sốt cao nhưng là sốt từng cơn, kèm các triệu chứng viêm ở đường hô hấp trên như: Ho, chảy nước mũi, đau họng, đau nhức toàn thân, có thể có hoặc không có phát ban…
– Bệnh nhân có thể sốt cao kèm đau nhức cơ, đau đầu, phát ban… Sốt xuất huyết Dengue rất giống với các dạng sốt siêu vi hay sốt phát ban thông thường khác. Để phân biệt được bệnh, bạn cần theo dõi triệu chứng và các dấu hiệu đặc biệt: Các nốt nổi mẩn đỏ trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi thực hiện căng da. Nếu vết ban đỏ vẫn còn hoặc biến mất rất chậm, có thể là sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ.
– Cách tốt nhất để phân biệt các loại sốt là đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu.
– Ngoài ra, khi thấy trẻ sốt, hãy đưa đến bệnh viện thăm khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)