Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cách sơ cứu người bị bong gân, trật khớp

Tạp Chí Giáo Dục

Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, bớt vận động, chườm đá giảm đau, dùng băng thun quấn nhẹ nhàng và kê cao vùng bị tổn thương để giảm sưng.
Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Huy, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, sơ cứu ban đầu rất quan trọng với người bị chấn thương bong gân, trật khớp. Sơ cứu kịp thời giúp giảm rủi ro, không làm nặng thêm chấn thương, thuận lợi cho việc điều trị tiếp theo tại cơ sở y tế.
Nếu bị đụng dập, nạn nhân tổn thương gân cơ (nối các cơ). Khi khớp bị kéo căng hay bong gân, là tổn thương của dây chằng (giúp liên kết 2 đầu xương với nhau). Trong cả 2 trường hợp, bạn nên thực hiện 4 bước sơ cứu sau:
Nghỉ ngơi 
Hạn chế vận động để giảm đau, có thể dùng nạng, gậy hoặc nẹp vải nếu chấn thương nhẹ. Trường hợp sau chấn thương các cử động thông thường bị giới hạn, nên để vùng tổn thương được nghỉ ngơi hoàn toàn bằng cách nẹp cố định qua hai khớp bằng bất cứ vật gì dài và chắc.
Hạn chế vận động để giảm đau, có thể dùng nạng, gậy hoặc nẹp vải nếu chấn thương nhẹ.
Hạn chế vận động để giảm đau, có thể dùng nạng, gậy hoặc nẹp vải nếu chấn thương nhẹ.
Lưu ý: Không nên cố gắng nắn, bẻ, chỉnh sửa nơi bị đau để cố đưa về vị trí bình thường hoặc lặp đi lặp lại các cử động mặc dù khó khăn, sẽ gây đau và làm tổn thương nặng hơn.
Chườm đá 
Để giảm đau và sưng phù, nên dùng thuốc xịt giảm đau và các túi chườm lạnh nhanh. Bạn có thể lấy đá lạnh cho vào túi nilon rồi dùng khăn bọc lại chườm để tránh tê cóng.
Trong 24 giờ đầu, nên chườm đá khoảng 3 lần, mỗi lần từ 20 đến 30 phút. Đặc biệt là không thoa dầu nóng hoặc dùng nhiệt trong 24 giờ đầu vì có thể làm sưng, bầm nhiều hơn.
Băng ép
Dùng băng thun quấn nhẹ nhàng và đều tay giúp vùng tổn thương giảm sưng nề và mau hồi phục. Không nên băng quá chặt tay làm ảnh hưởng đến tuần hoàn phía sau nơi băng ép.
Lưu ý: Luôn kiểm tra các đầu ngón chân xem có tím hoặc tê bì không, nếu có thì cần phải nới lỏng băng thun.
Kê cao
Bạn cần kê vùng tay chân bị tổn thương lên cao hơn tim để tăng lượng máu tĩnh mạch dồn về hệ tuần hoàn, giảm sưng nề.
Nạn nhân sau khi té ngã không thể đứng dậy được, đau nhiều vùng lưng hay vùng cổ, không thể xoay trở cổ, mất cảm giác và vận động, nhiều khả năng bị chấn thương tủy sống. Bạn cần bình tĩnh gọi cấp cứu để được hỗ trợ y tế ngay, vì mọi cố gắng xoay trở hay khiêng vác nạn nhân lúc này đều có thể làm nặng hơn các tổn thương ở tủy sống cổ hoặc lưng, dẫn đến liệt. 
Bác sĩ Huy khuyên nên có biện pháp phòng ngừa tai nạn trong nhà. Chẳng hạn, cầu thang nên có tay vịn cả hai bên, không để những vật dụng không cần thiết trên cầu thang, chú ý phải đủ ánh sáng cho cả lối lên và xuống. Phòng tắm không được trơn trượt, có thể lót thảm chống trượt, hoặc làm nơi tắm riêng biệt để nước không bắn khắp sàn. Cửa sổ không nên dùng loại lùa mà lắp cửa có chấn song. Ban công đảm bảo độ cao an toàn, có che chắn phù hợp. Đối với trẻ nhỏ, người lớn luôn quan sát trẻ khi chơi ngoài hành lang, ban công, ngoài đường…
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)