Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Cách tính điểm ưu tiên mới như thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Theo quy chế tuyn sinh ĐH, CĐ ngành giáo dc mm non năm 2022 ca B GD-ĐT, t năm 2023, đim ưu tiên (khu vc và đi tưng) cho thí sinh s đưc điu chnh gim dn đu khi các em đt t 22,5 đim tr lên, đến mc 30 đim thì không cng đim ưu tiên na.


Hc sinh đăng ký xét tuyn hc b vào Trưng ĐH Công nghip Thc phm TP.HCM năm nay

Theo đó, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 – tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên (khu vực và đối tượng). Như vậy, những thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở xuống, điểm ưu tiên sẽ giữ nguyên. Còn từ 22,5 điểm trở lên/tổ hợp 3 môn sẽ giảm tuyến tính. Ví dụ, thí sinh thuộc đối tượng 1 và khu vực ưu tiên 1 (điểm ưu tiên tối đa là 2,75) thi đạt 23 điểm, điểm ưu tiên sẽ được tính: [(30 – 23)/7,5] x 2,75 = 2,56. Nếu thí sinh này đạt 30 điểm thì mức điểm ưu tiên sẽ bằng 0.

Thí sinh 30 đim, ưu tiên bng 0

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT) giải thích thêm, theo cách tính điểm cộng ưu tiên trong quy chế tuyển sinh, các thí sinh đạt điểm thi, điểm xét học bạ hoặc điểm khác quy đổi về thang điểm 10 cho từng môn với tổng điểm là 30. Với những thí sinh đạt tới tổng điểm 22,5 thì không có gì thay đổi trong điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng. Nhưng với những thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở lên, điểm ưu tiên của các em sẽ được giảm dần đều; đến khi điểm thi là 30 thì điểm ưu tiên bằng 0.

Như vậy, theo công thức trong quy chế tuyển sinh, thí sinh đạt điểm càng cao, điểm ưu tiên càng giảm; tránh được hiện tượng như những năm trước là có thí sinh đạt điểm xét tuyển cao hơn 30 hoặc trường hợp những thí sinh ở khu vực 3 có điểm chuẩn rất cao nhưng vẫn không trúng tuyển do sự cạnh tranh ở những ngành có điểm trúng tuyển cao là rất lớn. “Việc điều chỉnh trên không chỉ giải quyết vấn đề có trường hợp thí sinh đạt điểm xét tuyển cao hơn 30 điểm mà còn tạo sự công bằng ở nhóm điểm cao khi cạnh tranh vào các ngành và các trường hàng đầu”, bà Thủy nhận định.

Qua phân tích phổ điểm kết quả xét tuyển các năm vừa qua, bà Thủy cho hay, điểm xét tuyển của thí sinh trước và sau khi được cộng điểm ưu tiên có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là từ mức điểm lớn hơn 22,5 (mức 22,5 điểm ở đây tương đương với 7,5 điểm nếu quy ra mức thang điểm 10 thông thường). Cụ thể, khi chưa được cộng điểm ưu tiên thì nhóm thí sinh ở khu vực 1, khu vực 2, khu vực 2 – nông thôn có điểm trung bình thấp hơn nhóm không được cộng điểm ưu tiên (khu vực 3). Nhưng khi được cộng điểm ưu tiên thì điểm trung bình của nhóm được cộng điểm ưu tiên lại lớn hơn (thậm chí tỷ lệ lớn gấp nhiều lần) so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên. Ngoài ra, kết quả phân tích quá trình học tập bậc ĐH của 2 nhóm thí sinh này cho thấy nhóm sinh viên trúng tuyển nhờ được cộng điểm ưu tiên có kết quả học tập thấp hơn so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên. Thống kê cũng cho thấy, ở nhiều ngành có mức độ cạnh tranh cao thì tỷ lệ thí sinh không được cộng ưu tiên trúng tuyển rất thấp, trong khi nhóm này có thực lực học tốt hơn nhóm được cộng điểm ưu tiên.

Áp dng cho tt c phương thc tuyn sinh

Để đảm bảo việc tuyển sinh được diễn ra ổn định, quy chế tuyển sinh hiện hành cũng đã đưa ra lộ trình để áp dụng, cụ thể các thay đổi trên sẽ được thực hiện từ năm 2023.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết, quy định nói trên không chỉ áp dụng đối với các thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT mà còn với tất cả các phương thức xét tuyển khác. Các trường khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh để xét tuyển, cần quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp.

Cũng theo bà Thủy, số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế. Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác bị rơi vào bất lợi và yếu thế.

“Chế độ cộng điểm ưu tiên cũng tương tự như các chế độ chính sách hỗ trợ khác, không thể chỉ cào bằng theo điều kiện từng khu vực, mà còn phải căn cứ mức độ khó khăn cần hỗ trợ của từng đối tượng”, bà Thủy nhấn mạnh.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)