Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cách trị môi nứt nẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Môi khô, nứt nẻ thường gặp vào mùa lạnh, không khí hanh khô. Môi bị nẻ không chỉ gây khó chịu mà còn khiến bạn kém tự tin với nụ cười của mình. Bạn có thể tạm biệt đôi môi nứt nẻ bằng những phương pháp rất đơn giản.
Môi khô nứt nẻ và những điều cần lưu ý
Nẻ môi có thể đem lại cảm giác khó chịu và đau đớn, thậm chí là chảy máu hoặc châm chích. Phần lớn các trường hợp mắc phải là do viêm môi, tức là tình trạng môi bị viêm nhiễm.
Sử dụng các biện pháp điều trị nhẹ tại nhà có thể giúp tăng tốc độ chữa lành trong một số trường hợp, nhưng bác sĩ thỉnh thoảng sẽ kê đơn thuốc mạnh hơn để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng.
Môi bị khổ nẻ
Những điều cần tránh khi bị nẻ môi
Không liếm môi
Liếm môi nghĩa là làm cho môi nhiều lần tiếp xúc với nước, sẽ làm mất lớp ẩm trên môi, khiến cho môi càng khô hơn.
Tránh xa khỏi nhiệt độ khô nóng
Nếu như căn phòng của bạn không khí đang quá khô hanh, bạn cần phải bổ sung thêm độ ẩm nhân tạo. Do đó, vào mùa đông, để dưỡng ẩm cho làn da bạn nên mua một máy tạo độ ẩm không khí.
Không dùng son khi môi bị nứt
Son môi hay son bóng chỉ có tác dụng che khuyết điểm tại thời điểm đó, nhưng sẽ làm môi bạn khô hơn và nứt nẻ hơn. Thay vì sử dụng son môi, bạn có thể sử dụng các loại son dưỡng chuyên dụng để làm mềm môi.
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá sẽ khiến môi bạn khô rất nhanh. Nếu như bạn đang bị nứt nẻ, hút thuốc lá khiến môi bạn nhanh chóng bị nứt sâu, bong tróc thậm chí là chảy máu.
Cẩn trọng với các sản phẩm khiến môi bạn khô nẻ
Để bảo vệ đôi môi luôn mềm mại, bạn gãy đđảm bảo rằng dầu gội đầu không nên lưu lại trên khuôn mặt khi bạn gội đầu.
Bạn cũng nên đặc biệt cẩn thận khi trang điểm. Hãy chắc chắn, tất cả mỹ phẩm bạn sử dụng không làm cho da bạn bị khô.
Dưỡng môi ngày khô lạnh
Nguyên nhân gây nẻ môi
Thời tiết
Môi nứt nẻ cũng là kết quả đến từ các nguồn kích ứng khác như là không khí lạnh, khô hoặc nhiều gió.
Thời tiết thay đổi cũng có thể dẫn đến những vết cắt nơi khóe môi. Phần môi bị nẻ gây ra cảm giác bỏng rát và thậm chí khiến cho các hành động dù là đơn giản như mỉm cười hoặc nhai cũng gây đau đớn vì nó kéo căng vùng bị tổn thương.
Chấn thương
Chấn thương là một nguyên nhân phổ biến khác của nứt nẻ môi. Nó thường xảy ra nhiều ở những người chơi các môn thể thao va chạm như bóng đá hoặc khúc côn cầu…
Một số chấn thương khác cũng dễ dẫn đến tổn thương môi như là:
– Bị đánh vào miệng
– Vết cắt vô tình bởi giấy
– Cắn môi
Phản ứng dị ứng
Da môi có thể phản ứng lại với một hoặc nhiều thành phần bên trong một số sản phẩm nhất định, đặc biệt là những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với môi hoặc miệng như là:
– Kem đánh răng
– Chỉ nha khoa
– Son dưỡng môi
– Son môi
– Trang điểm
– Kem dưỡng ẩm
– Niềng răng
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng những yếu tố gây dị ứng này chịu trách nhiệm cho 22-34% các trường hợp viêm môi.
Nếu phát hiện các triệu chứng như viêm, khô hoặc đỏ sau khi sử dụng sản phẩm mới thì nên ngưng sử dụng. Trong trường hợp các triệu chứng vẫn tiếp diễn, bạn có thể trình bày với bác sĩ da liễu, họ sẽ kiểm tra các dị ứng nhất định trên da và đưa ra lời khuyên giúp bạn tránh các sản phẩm gây ra triệu chứng đó.
Tổn thương do ánh nắng Mặt trời
Ánh nắng Mặt trời cũng có thể gây ra tổn thương trên những vùng da môi nhạy cảm và khiến nứt nẻ, mặc dù điều này chỉ thường xảy ra nếu tiếp xúc lâu.
Tiếp xúc hàng giờ ánh nắng Mặt trời mà không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi có thể dẫn đến tình trạng viêm, gây đau, khô hoặc nứt nẻ.
Mất nước
Cơ thể sử dụng nước để giữ cho làn da luôn căng mọng. Nếu một người không đủ lượng chất lỏng trong cơ thể, họ có thể nhận thấy những thay đổi trên da, chẳng hạn như khô hoặc nứt nẻ.
Các triệu chứng mất nước nhẹ, như là nẻ môi có thể xuất hiện nếu một người không uống đủ nước trong ngày.
Mất nước cũng có thể xảy ra sau một cơn bệnh gây sốt cao, tiêu chảy hoặc nôn mửa, các triệu chứng này có thể khiến cho cơ thể mất nhiều nước.
Thiếu hụt vitamin
Mặc dù không thường thấy như các nguyên nhân khác, nhưng thiết hụt vitamin hoặc khoáng chất có thể là nguyên nhân dẫn đến một số trường hợp môi bị nứt nẻ.
Nghiên cứu từ năm 2013 ghi nhận rằng sự thiếu hụt một số loại vitamin B hoặc sắt có thể gây ra các triệu chứng trong miệng, chẳng hạn như nẻ hoặc viêm.
Những điều nên làm để tránh môi bị khô nẻ
1. Giữ cho cơ thể đầy đủ nước.
2. Dùng thêm vitamin tổng hợp.
3. Sử dụng son dưỡng môi thường xuyên.
4. Sử dụng mỹ phẩm có SPF dạng lỏng.
5. Không liếm hay cắn vào môi.
6. Mỗi sáng dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ lên môi để bong các lớp da chết.
Chữa môi khô nẻ bằng phương pháp tự nhiên
Sử dụng mật ong nguyên chất
Chữa môi khô nẻ bằng mật ong
Nếu môi của bạn liên tục bị khô nẻ ở hai bên thì đó là do các loại vi khuẩn gây ra. Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể được sử dụng để chữa khô môi. Tuy nhiên, bạn không thể thoa mật ong một cách tuỳ tiện. Hãy thoa mật ong lên môi và để môi khô sau 30 giây rồi cuối cùng thoa trực tiếp lớp mỡ lên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong và mỡ trên môi và bên góc miệng. Bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể nếu bạn thực hiện 2 lần/ ngày và liên tục trong 1 tuần.
Dưa chuột
Chà xát nhẹ nhàng 1 lát nhỏ dưa chuột lên môi khô. Để trong 15-20 phút và sau đó rửa sạch môi với nước bình thường. Áp dụng nhiều lần trong ngày, nước ép dưa chuột sẽ giúp tình trạng mau được chữa khỏi.
Sử dụng các loại rau và cây lá
Cây lô hội là loài thực vật nổi tiếng mang lại cho bạn làn da min màng. Để chữa trị đôi môi khô nứt thì bạn nên đăp cây lô hội 2 lần/ ngày. Dưa chuột không chỉ được sử dụng để làm tan bọng mắt mà nó còn có tác dụng vỗ về nhẹ nhàng đôi môi của bạn để làm giảm sưng do môi khô nẻ gây ra. Hãy thực hiện thường xuyên nếu bạn muốn lấy lại bờ môi mịn màn một cách nhanh chóng.
Dầu dừa
Chữa môi khô nẻ bằng dầu dừa
Nó là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên có thể được thoa trên môi khô mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Sử dụng vài lần một ngày để giữ cho đôi môi ẩm ướt. Ngoài dầu dừa bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu, dầu mù tạt.
Lô hội- nha đam
Những người có vấn đề của đôi môi nứt nẻ thường thoa gel lô hội lên môi của họ hàng ngày.
Hoa hồng
Ngâm những cánh hoa trong sữa trong một vài giờ, nghiền nhuyễn, sau đó thoa lên môi khô từ 2-3 lần/ngày và mỗi đêm trước khi đi ngủ. Biện pháp khắc phục này sẽ giúp duy trì độ ẩm đôi môi của bạn cũng như trong việc duy trì màu sắc đôi môi.
Nước
Bạn nên uống đủ nước hàng ngày
Cố gắng uống 1-2 ly nước vào sáng sớm lúc dạ dày rỗng. Trước khi đi ngủ cũng có thể uống ít nhất một ly nước. Điều này sẽ giúp cơ thể miễn nhiễm độc tố và đồng thời cơ thể sẽ được cung cấp đủ nước trong suốt cả ngày.
Vaseline
Vaseline rất hiệu quả trong việc điều trị đôi môi khô. Đơn giản chỉ cần áp dụng một số vaseline trên đôi môi khô của bạn nhiều lần trong ngày để bảo vệ môi.
Lưu ý khi thoa vaseline trên đôi môi khô trước khi đi ngủ để giữ cho đôi môi được nuôi dưỡng trong đêm. Đầu tiên bạn có thể thoa 1 ít mật ong lên môi và để khô trong vài giây và sau đó thoa vaseline. Chờ một vài phút và làm sạch bằng cách sử dụng 1 miếng bông thấm nước ấm. Lặp lại 2 lần/ngày.
Đường
Để điều trị môi nứt nẻ, bạn cần phải tẩy tế bào chết cho đôi môi. Trộn 2 muỗng cà phê đường và với 1 muỗng cà phê mật ong. Thoa hỗn hợp này lên môi và để yên trong vài phút. Sau đó, rửa sạch môi nước ấm.
Dầu thầu dầu
Áp dụng dầu thầu dầu trên đôi môi khô và nứt nẻ của bạn nhiều lần trong ngày có thể làm cho chúng hồng hào và mịn màng.
Dầu thầu dầu
Hoặc trộn 1 muỗng cà phê dầu thầu dầu với 1 muỗng cà phê glycerin và một vài giọt nước cốt chanh tươi và thoa lên môi trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau, làm sạch môi với 1 miếng bông thấm nước ấm. Áp dụng biện pháp này thường xuyên, bạn sẽ có đôi môi mềm mại và mịn màng hơn.
Kem sữa
Bạn cũng có thể sử dụng kem sữa để chữa môi khô nẻ. Thoa kem sữa tươi trên môi và để trong 10 phút. Cuối cùng nhẹ nhàng làm sạch môi với 1 miếng bông thấm nước ấm.
Bôi dầu ăn
Làm sạch môi, sau đó thoa đều một lớp dầu ăn. Giữ trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Vitamin E
Vitamin E dạng viên nang, dùng kim chọc 1 lỗ nhỏ, nặn ra rồi thoa lên môi trước khi đi ngủ và để qua đêm. Sáng ra bạn sẽ thấy làn môi thật mịn màng. Vitamin E có tác dụng chống lão hóa, giúp làm mềm và tăng độ đàn hồi cho môi.
Bột baking soda
Thuốc đắp baking soda cũng có thể giúp giảm các triệu chứng như đau hoặc sưng. Hỗn hợp chống viêm bao gồm một muỗng baking soda trộn với vừa đủ nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt – thường là khoảng một muỗng cà phê
Bôi hỗn hợp này lên môi. Để yên trong vài phút trước khi rửa sạch hỗn hợp bằng nước lạnh. Lặp lại quy trình sau vài giờ nếu cần thiết.
Lưu ý:
Bạn nên tránh các thức ăn gây khô nứt như tiêu, ớt, rượu,..
– Dùng son môi: Dùng son môi có chất lượng tốt thì ngoài việc làm đẹp nó còn có tác dụng chống khô môi do tác hại của ánh nắng mặt trời.
– Tránh ánh nắng mặt trời: Vì vùng da môi không chứa chất melanin (hắc tố) nên ánh nắng mặt trời có thể gây bỏng môi. Khi ra ngoài trời nắng nóng, bạn nên bôi son hay dầu.
– Kiểm tra kem đánh răng: Một số sản phẩm vệ sinh răng miệng có thể gây dị ứng cho môi như gây đỏ, rộp da môi. Vì vậy, bạn cần lưu ý đến kem đánh răng và nước súc miệng là những thứ mà chúng ta dùng hằng ngày.
NT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)