Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cách ứng phó với tính hà tiện của chồng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tiết kim, cân nhc chi ly trong tính toán là tt, nhưng nếu quá mc s tr nên ki bo, bn xn. Nếu trong cuc sng hôn nhân ngưi ph n “chng may” gp phi ông xã có tính hà tin thì cn phi ng x sao cho cho hp lý mà không đ st m tình cm v chng, đ gia đình không tan đàn x nghé.


Ngưi v phi tìm hiu nguyên nhân tn gc ca chng bnh hà tin này ca chng đ có cách cha tr hp lý. Ảnh: IT

Kh vì chng chung “tht lưng buc bng”

Hồi mới tìm hiểu nhau, chị Mai ở Q.3, TPHCM cũng đã hình dung được cảnh sống với anh Thế – chồng chị bây giờ. Trong những lần hẹn hò nhau như đi xem phim, đi chơi, đi ăn ở tiệm, bao giờ chị luôn khéo léo tìm cách chia sẻ cùng anh việc trả tiền. Những lần đầu, anh Thế thấy áy náy, nhưng sau đó quen dần với lý do khi thì anh quên ví, khi thì anh chưa nhận lương… và biện minh với lý do đằng nào cũng là của chung. Lúc đó, chị Mai còn tự an ủi rằng do anh yêu chị, lại thật thà, chân thành, không khách sáo thế sau này dễ sống. Họ đã đi đến hôn nhân rồi hàng loạt mâu thuẫn liên tục phát sinh do bản tính không thay đổi của anh. Rồi khi đứa con ra đời, chị đành an phận nghỉ việc để ở nhà thuận tiện cho việc chăm sóc gia đình. Cũng từ đây chứng hà tiện, bủn xỉn của anh ngày một rõ rệt hơn. Anh Thế luôn tìm mọi cách để thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” với vợ con. Mỗi lần nhận tiền từ phía chồng để lo toan các chi phí trong nhà, chị Mai lại ngán ngẫm nghe chồng giảng giải về bài học quản lý chi tiêu. Cả năm chị mới sắm được bộ áo quần vừa ý, anh lại bảo chị hoang phí, áo quần mang đã hết đâu mà mua với sắm. Nhiều khi chồng ra khỏi nhà là chị ứa tràn nước mắt. Cứ thế, tình cảm vợ chồng phai nhạt dần. Có lúc trong đầu chị Mai lại nảy sinh những nghi ngờ “Hay là anh ấy đã có người khác, anh ấy dè xén, cân đo với mẹ con mình là để tu tóm cho người ta”. Chị Mai quyết tâm nói rõ vấn đề này với chồng mong muốn cải thiện tính so đo, tính toán quá mức của anh ấy cũng như bầu không khí nặng nề của gia đình trong thời gian qua.

“Anh rể keo lắm chị ơi! Chi tiêu việc gì anh cũng so đo, tính toán. Anh đưa tiền biếu mẹ mà dặn dò đủ thứ, nào là đừng có vung tay quá trán trong chi tiêu, nào là đừng cho mấy đứa cháu mà chúng hư hỏng… Đành rằng anh quý mẹ và các em anh mới cho, nhưng của cho không bằng cách đem cho, anh ấy nhắc nhở nhiều thế ai mà dám lấy!” Nghe em gái than vãn về ông chồng kẹo kéo của mình mà chị Hương (Q1, TP.HCM) không khỏi chạnh lòng.

Điều mà chị Hương băn khoăn là hoàn cảnh gia đình chị thuộc dạng khá giả, có của ăn của để, công việc của vợ chồng chị đều có thu nhập khá cao. Ngày trước anh vốn thoải mái trong mọi lĩnh vực. Vậy mà kể từ khi anh gặp thất bại trong một vụ buôn bán bất động sản, anh cứ bo bo khi kiếm được ít tiền. Không những thế, anh còn biểu hiện ra mặt thái độ quản lý việc thu chi của vợ, khiến không khí gia đình lúc nào cũng ngột ngạt, ức chế. Gia đình chị ở quê không khá giả nên mọi việc chi tiêu bên ngoại từ trước đến giờ chị Hương vẫn phải đảm đương hết. Giờ đây chị vẫn chung tay giúp mẹ già chu cấp cho hai em ăn học. Chồng chị biết được điều này, tỏ thái độ hậm hực, khó chịu ra mặt, anh ta ra sức kiểm soát vợ, dò xét từng đứa em của chị Hương mỗi lần chúng ghé thăm. Riết rồi không một ai trong gia đình chị Hương dám đến vì sợ mang tiếng “ăn bám”. Chị Hương rất khổ tâm, nhiều lần chị gay gắt đặt thẳng vấn đề với chồng, chị mới biết được nguồn cơn của chứng “khắt khe” trong chi tiêu của chồng trong thời gian gần đây. Chồng chị Hương lại thổ lộ: “Do đợt đầu tư cho nhà đất thiếu tính toán, cân nhắc cẩn thận, khiến anh phải làm thất thoát tiền bạc của gia đình. Giờ đây, bản thân anh không dám chi tiêu quá tay bất cứ khoản gì. Đồng thời, mỗi lần thấy vợ đem cho người nhà món này, món kia là anh cho rằng chị hoang phí, không biết vun vén cho gia đình riêng”. Biết ý chồng rồi, chị Hương thoả thuận với chồng thống nhất trong chi tiêu, không nên dè xẻn quá mức.

Tính so đo của chồng có thể do hoàn cảnh sống, môi trường giáo dục. Nếu bạn lấy phải ông chồng từng sinh ra trong gia đình nghèo khó, phải tính toán từng li từng tí một. Điều đó, khiến anh có cách sống chặt chẽ, thậm chí trở nên bủn xỉn, ki bo. Có người dù sinh ra trong gia đình khá giả, có của ăn của để, nhưng được giáo dục phải biết tiết kiệm, tính toán rõ ràng, chi ly thì cũng khó tránh khỏi tính xấu này.

ng phó vi tính hà tin ca chng

Người vợ phải tìm hiểu nguyên nhân tận gốc của chứng bệnh hà tiện này của chồng để có cách chữa trị hợp lý. Tuy nhiên, người trong cuộc phải kiên trì, không được nôn nóng, vội vàng, tránh xúc phạm bạn đời.

– Tính hà tiện là một nét tính cách thể hiện trong thái độ lẫn hành vi, khó có thể thay đổi một sớm một chiều. Khi phát hiện ra chồng có đặc tính này, bà vợ nên khéo léo, tế nhị để tìm sự đồng thuận trong chi tiêu giữa hai người. Khêu gợi tình yêu thương của chồng dành cho vợ và các con bằng những cử chỉ quan tâm, âu yếm. Chính những cảm xúc đó sẽ trở thành động lực thúc đẩy chồng kiểm soát tính keo kiệt của mình.

– Không nên đối phó với chồng hà tiện bằng cách lập quỹ đen, cất giữ tiền để tiêu riêng. Cách làm này không giúp chồng cải thiện được mà còn dễ nảy sinh xung đột. Nếu độc lập về công việc và kinh tế, người vợ nên thuyết phục chồng lập quỹ chung hàng tháng mỗi người bỏ vào đó một số tiền nhất định để cùng chi tiêu;

– Quản lý thu chi trong gia đình phải minh bạch, rõ ràng, tiết kiệm trong chi tiêu, để chồng thấy bạn không phải là người chi tiêu vô độ, phung phí. Cũng cần bàn bạc để chồng hiểu quản lý tiền chặt chẽ khác nhiều so với bủn xỉn. Việc nào cần thiết chi tiêu thì dù nhiều vẫn phải chi, nhưng việc gì chưa cần thiết, thì một đồng, một cắc cũng không đáng chi.

– Bạn hãy để chồng thỉnh thoảng trải nghiệm sự thiếu thốn, bạn cố tình hà tiện hơn để anh ấy thấu hiểu được sự khó chịu, căng thẳng như thế nào khi phải sống trong cảnh bị người khác đối xử keo kiệt, anh ấy sẽ tìm cách chia sẻ với bạn.

– Rủ chồng đi mua sắm các vật dụng hoặc phân chia cho anh ấy đảm nhiệm việc nấu nướng một số bữa ăn trong gia đình để chồng nhận thấy vật giá đã đắt đỏ ra sao và rất khó khăn để chi tiêu hợp lý.

– Đánh vào tính sĩ diện của chồng bằng cách xen kẽ giữa những câu chuyện trong gia đình, vợ nên khéo léo kể cho chồng nghe chuyện chồng của cô bạn thân vừa hào phóng tặng cô ấy món quà thật đẹp, gia đình họ vừa có một chuyến đi du lịch vui vẻ.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý hc Trưng ĐH Nguyn Hu)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)