Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cách xác định mục tiêu năng lực

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo viên hưng dn hc sinh tiu hc trong tiết hc môn tiếng Anh (nh minh ha). Ảnh: N.Trinh

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một yêu cầu cần thiết trong đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số giáo viên đang còn lúng túng trong yêu cầu này. Theo tôi biết, hiện nay nhiều trường tiểu học đang yêu cầu giáo viên soạn giáo án phát triển năng lực học sinh. Đây là một công việc bắt buộc phải thực hiện theo chủ trương đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên qua việc đọc một số giáo án, tôi thấy hầu hết giáo viên xác định mục tiêu phát triển năng lực chưa chính xác. Hiện tượng phổ biến là giáo viên đưa ra 4 mục tiêu gồm: 1. kiến thức; 2. kỹ năng; 3. thái độ; 4. năng lực. Tôi nói không chính xác là do: Thứ nhất, đã là mục tiêu phát triển năng lực thì không còn mục tiêu đơn thuần kiến thức, kỹ năng, thái độ nữa vì trong năng lực đã có 3 yếu tố này rồi. Thứ hai, trong dạy học phát triển năng lực, giáo viên coi trọng quá trình học sinh học như thế nào hơn là kết quả (kiến thức, kỹ năng và thái độ). Thứ ba, việc đề ra mục tiêu kiến thức, kỹ năng có thể khuyến khích giáo viên giảng cho học sinh nghe, đọc cho chép, nhắc lại nội dung trong sách giáo khoa, làm bài tập theo mẫu, yêu cầu học thuộc lòng… Kiểu dạy này hầu như không phát triển được năng lực học sinh.

Khi xác định mục tiêu năng lực, giáo viên phải chỉ ra quá trình học sinh tìm kiếm, phát hiện, chiếm lĩnh, phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ. Tức là chỉ ra con đường học sinh tư duy như thế nào để đạt được những kết quả đó. Ví dụ, mục tiêu tri thức về yêu cầu chuẩn mực hành vi của bài “Giúp đỡ người khuyết tật”: Kiểu truyền thống là học sinh nêu lên được chúng ta cần phải giúp đỡ người khuyết tật; kiểu năng lực là học sinh giải quyết một vấn đề thực tiễn cuộc sống và từ đó khái quát hóa thành bài học giúp đỡ người khuyết tật.

Việc xác định mục tiêu năng lực như vậy buộc giáo viên phải đưa ra tình huống có vấn đề cho học sinh giải quyết nhờ vận dụng kinh nghiệm cuộc sống và từ một trường hợp cụ thể đó mà khái quát hóa thành bài học đạo đức. Tức là học sinh phải tư duy ít nhất 2 lần: Giải quyết vấn đề và khái quát hóa thành bài học. Ngoài ra, học sinh còn hình thành các năng lực khác như tự chủ học tập, giao tiếp với nhau, tư duy phản biện…

PGS.TS Nguyn Hu Hp
(Khoa Giáo dc tiu hc, Trưng ĐH Sư phm Hà Ni)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)