Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cách xử lý khi bị đuối nước

Tạp Chí Giáo Dục

Đuối nước có thể dẫn đến tử vong. Toàn bộ cơ thể tiếp xúc với nước lạnh có thể dẫn đến hạ thân nhiệt, tim ngừng đập đột ngột hay đường thở bị tắc do bị sưng hoặc nước tràn vào.

Nạn nhân đuối nước luôn cần sự chăm sóc y tế ngay cả khi người đó hoàn toàn bình phục tại thời điểm gặp nạn. Nước vào phổi gây kích thích đường hô hấp sưng phù vài giờ sau đó, hiện tượng này gọi là đuối nước thứ phát hay chết đuối trên cạn. Ngoài ra, vấn đề hạ thân nhiệt cũng cần điều trị.

Cảnh báo: Nếu nạn nhân không tỉnh kèm không thở hoặc thở không bình thường, hãy tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) bằng cách ép tim ngoài lồng ngực. Nếu bạn chỉ có một mình, hãy CPR trong thời gian 2 phút rồi gọi 115. Nếu bạn chưa được đào tạo về CPR một cách bài bản, bạn chỉ cần đặt hai tay lên chính giữa ngực nạn nhân, ấn mạnh với tốc độ 2 cái/giây. Đồng thời gọi 115 để được nhân viên trực tổng đài 115 giúp đỡ.

Vai trò của bạn: theo tôi bạn sẽ có 3 vai trò sau đây: Giúp nạn nhân thở lại bình thường (CPR); Giữ ấm; Chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

Điều nên làm: Bước 1: Đưa nạn nhân ra khỏi nước, đặt nạn nhân nằm xuống, đầu thấp hơn thân mình, để nước chảy ra và chống hít sặc; Bước 2: Giữ ấm – Loại bỏ quần áo ướt thay bằng quần áo khô, đắp chăn/mền. Nếu tỉnh, hãy cho nạn nhân uống nước ấm; Bước 3: Hãy gọi 115 hoặc nếu bạn đủ khả năng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế an toàn; Bước 4: Nếu nạn nhân không tỉnh (gọi không dậy) và bạn chỉ có một mình hãy làm CPR 2 phút rồi gọi 115; Bước 5 – Nếu nạn nhân thở trở lại được, hãy thực hiện như Bước 2 trong lúc chờ giúp đỡ đến.

BS Nguyn Thành Đt
(BV Q.Th Đc)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)