Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cái bẫy cũ và những nạn nhân mới!

Tạp Chí Giáo Dục

Bng li d d ngon ngt v mt công vic mang li mc lương hu hĩnh, nhiu bn tr các xã vùng cao, vùng sâu thuc tnh Qung Nam – nơi đi sng còn nhiu khó khăn đã mc vào chiếc by buôn bán ngưi. Nhiu ngưi may mn đưc tr v nhưng cũng còn đó nhng ngưi ngày đêm ch có duy nht mt nim ưc mong là đưc v nhà…


Vì nh d c tin, nhiu nn nhân  các huyn vùng cao Qung Nam b la bán sang x ngưi

Sa chân vì c tin

“Tôi không hề nghĩ, cuộc đời mình lại rẽ theo một hướng khác chỉ vì một cuộc điện thoại bất ngờ của một người đàn ông lạ mặt vào một ngày năm 2012. Thời điểm ấy, tôi chưa biết nhiều về thế giới bên ngoài. Cuộc sống khó khăn nên khi nghe người ta nói sẽ xin giúp việc làm ở nơi mát mẻ, lương cao thì tin và làm theo họ nói”, chị Arâl Thị B, ở huyện miền núi cao Đông Giang (Quảng Nam) kể lại bằng giọng trầm buồn.

Tròn 15 tuổi, Arâl Thị B dễ xuôi theo những lời nói ngọt. Bằng những hỏi han tâm sự hằng ngày, sau khi đã chiếm được lòng tin của B, kẻ lạ mặt tiếp tục dùng chiêu trò dụ dỗ tìm kiếm cho em một công việc nhẹ, lương cao. Không lâu sau đó, Arâl Thị B nhanh chóng bị sa vào bẫy của bọn buôn người. Cũng từ đó, chị bắt đầu cuộc hành trình lưu lạc gần 8 năm nơi xứ người đầy đắng cay. “Em bị đưa qua biên giới, sang tay qua nhiều bà mối rồi bị gả bán cho một người chồng khờ khạo, thiểu năng trí tuệ để làm nhiệm vụ sinh con cho gia đình nhà chồng. Ở đất khách quê người, không thành thạo tiếng nói, không biết đi đâu nên đành ngậm ngùi chấp nhận”, Arâl Thị B kể lại.

Không khó để hình dung, 8 năm B lưu lạc xứ người là chừng ấy thời gian chị sống trong nước mắt và nỗi nhớ nhà. Ở quê, người thân của chị cũng vời vợi ngóng trông, lo lắng đến bất an. Nhưng B may mắn hơn nhiều người khác, ngày B được giải cứu, cơ quan chức năng tìm đến tận nhà để thông báo chuẩn bị đưa B về quê, cả gia đình, hàng xóm đều vui như mở hội. B về, tay trắng và thân hình tiều tụy nhưng nụ cười đã tươi trở lại như bông hoa rừng.

Còn nhớ 10 năm trước, những bản làng vùng cao như Chà Vàl, Cà Dy… thuộc huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam) xôn xao, khi một số cô gái trẻ nghe theo lời dụ dỗ đi làm ăn xa với mức lương hậu hĩnh. Nhưng rồi, những cuộc ra đi ấy mãi mà không thấy quay trở về, đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc, đường dây buôn người bị đưa ra ánh sáng, thì gia đình mới biết rằng con, cháu của mình trở thành nạn nhân mua bán người.

Pơlong Thị H là một trong số đó. Năm đó, H được một người bà con xa rủ đi làm ăn ở Hà Nội, mỗi tháng lương 20 triệu đồng. H đi và bị bán sang Trung Quốc. Xứ lạ, H bị ép làm vợ, để lại quê người mẹ già và 3 đứa con thơ. H kể lại: “Họ bắt mình đi lấy chồng, không chịu thì bị đánh, bị bắt đi làm rẫy, làm ruộng, có người canh giữ. Họ không cho ăn, suốt ngày chửi bới và đánh đập. Nhiều lúc tôi muốn bỏ chạy, nhưng không dám vì sợ nếu bị bắt lại thì còn khốn khổ hơn”.


Mi ngưi dân  vùng sâu, vùng cao cn nêu cao tinh thn cnh giác (nh minh ha)

Không chịu nổi những trận đòn roi, H buộc phải chấp nhận nhắm mắt đưa chân, bị gả bán và làm vợ. Tuy nhiên cuộc sống cũng không mấy tốt đẹp hơn. H rơi vào một bi kịch khác: “Bố mẹ người mà tôi buộc phải lấy làm chồng già rồi nên tôi phải phục vụ giặt giũ quần áo, chăm sóc vệ sinh… Nhưng họ đối xử với mình con chó không bằng, khi cần tiền để mua sắm thứ gì đó mình xin thì họ vứt xuống đất buộc mình cúi xuống lượm. Những năm tháng đó, giấc ngủ nào tôi cũng mơ đến người nhà, nhớ nhà mà không về được”.

Mi ngưi dân cn nêu cao tinh thn cnh giác

Không may mắn được giải cứu, trở về nhà sau hàng chục năm bị lừa như Arâl Thị B và Pơlong Thị H. Đâu đó, vẫn còn rất nhiều nạn nhân vẫn còn lưu lạc nơi đất khách. A Rất Thuận là một ví dụ. 10 năm trước, Thuận bị lừa bán sang Trung Quốc. Gần đây, qua mạng xã hội Thuận đã liên lạc được về với gia đình và cho biết cũng bị gả bán, đã có hai con tại Trung Quốc và rất muốn quay về Việt Nam. A Rất Thiện – em gái nạn nhân nói trong nước mắt: “Chị nói muốn về Việt Nam, chị nhớ mọi người nhưng kinh tế khó khăn nên không về được. Việc liên lạc với chị cũng khó lắm”.

Ông Phan Văn Yên – Phó Trưng phòng LĐ-TB&XH TP.Tam K nhìn nhn, nhiu lao đng t tìm vic làm thông qua mng xã hi, không đến các trung tâm dch v vic làm, các cơ quan tuyn dng nên nguy cơ tr thành nn nhân rt ln. Không ch ph n hay tr em nam gii, nhng ngưi lao đng đi làm ăn xa đu có nguy cơ tr thành nn nhân.

Quảng Nam có 9 huyện miền núi với hơn 150km đường biên giới với tỉnh Sê Kông (Lào), gần khu vực tiếp giáp giữa 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia; có cửa khẩu, cảng biển, sân bay, là cửa ngõ vào miền Trung – Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhưng tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về tội phạm nói chung và tội phạm, tệ nạn mua bán người nói riêng.

Tính đến cuối năm 2022, số nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh là 26 nạn nhân. Phần lớn là phụ nữ và trẻ em, thuộc các dân tộc ít người, sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật.

Để góp phần ngăn chặn nạn buôn người, Trung tâm Công tác xã hội Quảng Nam đã tổ chức nhiều buổi truyền thông tại cộng đồng, giúp người dân nắm được các văn bản cần thiết, nâng cao nhận thức về phòng chống mua bán người nhằm nâng cao kỹ năng phòng tránh, nắm bắt tình huống có thể xảy ra, biết cách bảo vệ mình, bảo vệ gia đình và bảo vệ cộng đồng nơi họ sinh sống”.

Ông Ngô Anh Tuấn – Phó Trưởng phòng Phòng chống tệ nạn – Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam nói: “Người dân cần cảnh giác hơn với những lời rủ rê mật ngọt. Quan tâm hơn tới con em của mình, khi các em bắt đầu đến tuổi lao động thì cần quan tâm các em đi đâu, làm gì để có cách quản lý cho tốt”.

Thiên Phúc

Bình luận (0)