Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cải biên tác phẩm văn học thành bài ca… vọng cổ

Tạp Chí Giáo Dục


Thy Đng Ngc Ngn (trái) trong tiết hc m cùng hc sinh trong trưng

“Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT thay đổi, đòi hỏi giáo viên cũng phải thay đổi phương pháp giảng dạy, không còn rập khuôn và đi theo lối mòn”, thầy Đặng Ngọc Ngận (Tổ trưởng Tổ văn Trường THPT Phạm Phú Thứ, Q.6, TP.HCM) nhận định. Từ quan điểm đó, thầy Ngận đã mạnh dạn cải biên những tác phẩm văn học theo hướng “vọng cổ hóa”. Bằng cách này, những tác phẩm văn học như Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Chiếc thuyền ngoài xa… đã được đặt lời ca bám sát nội dung tác phẩm, ghép vào những giai điệu phù hợp. “Khi chuyển thể thành lời ca, âm nhạc sẽ giúp học sinh hiểu và nhớ bài nhanh hơn. Trong khi đó, vọng cổ lại là một thể loại âm nhạc dân tộc, khi kết hợp với tác phẩm văn học vừa giúp học sinh học bài, vừa đưa các em tiếp cận với loại hình âm nhạc này”, thầy Ngận cho biết.

Điều khó nhất khi cải biên các tác phẩm văn học thành bài ca vọng cổ, theo thầy Ngận là phải đảm bảo được các tiêu chí giữ vững nội dung cơ bản của tác phẩm, bao gồm giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, yếu tố tác giả. Nếu giáo viên không cẩn thận chỉ quan tâm đến việc đặt lời ca sao cho trau chuốt mà quên đi nội dung tác phẩm thì không ổn. Ngược lại, nếu quá tham lam đưa tất cả kiến thức văn học vào thì lời ca sẽ thô ráp, thiếu tự nhiên… “Thực ra, bằng phương pháp truyền thống giáo viên đã truyền tải đến học sinh những giá trị, nội dung xoay quanh tác phẩm. Các tác phẩm được “vọng cổ hóa” không chỉ làm công việc giúp học sinh củng cố lại kiến thức, thay đổi không khí học tập mà còn hiểu biết thêm một loại hình âm nhạc truyền thống”, thầy Ngận bày tỏ.

Theo thầy Ngận, điều quan trọng nhất khi đổi mới phương pháp dạy, đó là giáo viên tăng thêm những trải nghiệm cho học sinh. Từ sự trải nghiệm, người học sẽ tự mình tìm đến văn học, mở rộng thêm góc nhìn về cuộc sống. Bởi văn học, ngoài cung cấp kiến thức còn bồi dưỡng tâm hồn học sinh, dạy các em biết yêu thương và rung động. Âm nhạc hóa tác phẩm văn học không chỉ là tạo cơ hội cho âm nhạc dân tộc đi vào trường học, vào từng bài giảng, vào đời sống mà qua đó còn dạy học sinh về tình yêu quê hương, đất nước, xây dựng động cơ học tập đúng đắn.

Ngoài “vọng cổ hóa” tác phẩm văn học, để gần gũi hơn với học sinh, thầy Ngận còn lập Facebook nhân vật văn học cho các tác phẩm và kết bạn với học sinh. Những “Mùa Thị Mỵ, người đàn bà hàng chài, vợ anh chàng… là tên của những nhân vật lần lượt trong các tác phẩm: Vợ chồng A Phủ, Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ nhặt. “Lựa chọn Facebook cá nhân, nhân vật văn học được bước ra ngoài đời sống, gần gũi và chân thực với học sinh. Trên trang cá nhân đó, tôi đăng tải về quê quán nhân vật, những tâm tư, câu chuyện của nhân vật xoay quanh tác phẩm. Cũng từ Facebook, học sinh nhiều khi còn trò chuyện với nhân vật, qua đó một cách tự nhiên các em học về tác phẩm, hiểu hơn về tác phẩm bằng những trải nghiệm của mình”, thầy Ngận nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)