Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cải cách hành chính: Không nên làm theo kiểu phong trào

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ci cách t chc b máy và ci cách chế đ công v là 2 lĩnh vc có nhiu ci thin trong công tác ci cách hành chính (CCHC) năm 2023 ca TP.HCM. Song nhìn chung công tác CCHC ca TP vn còn tn ti nhiu hn chế cn phi nhanh chóng ci thin…


Công chc qun Phú Nhun đang gii quyết th tc hành chính cho ngưi dân

Mong các b ngành đy nhanh tiến đ chia s d liu

Theo báo cáo phân tích kết quả chỉ số CCHC (PAR Index) và chỉ số khảo sát hài lòng (SIPAS) của UBND TP.HCM, nguyên nhân chính dẫn đến giảm điểm CCHC là công tác xử lý văn bản trái pháp luật do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến nghị chưa kịp thời, triệt để; tổng số hồ sơ tiếp nhận và xử lý của TP rất lớn; tỷ lệ hồ sơ được công khai kết quả giải quyết trên Cổng dịch vụ công của TP còn quá thấp; công tác xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số có nhiều chỉ tiêu chưa đạt…

Trăn trở với kết quả chỉ số CCHC của TP nằm tốp trung bình, ông Trần Văn Bảy – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP – đề nghị Ban chỉ đạo CCHC chỉ đạo các sở ngành, quận huyện phải chỉ ra những điểm yếu kém của  đơn vị. Bởi chính chỉ số tại các đơn vị kéo chỉ số CCHC của TP đi xuống.

Về thủ tục hành chính, ông Bảy cho rằng TP làm rất nhiều nhưng khi đưa lên Cổng dịch vụ công thì không tương thích, tức là có vấn đề về kỹ thuật do đó phải có giải pháp. Đối với giải quyết hồ sơ trễ hạn không nên đặt chỉ tiêu về thành tích “rút ngắn thời gian” mà cần tập trung “đừng để trễ hạn”, bởi trả đúng giờ, đúng ngày là tốt rồi.

Kết quả chỉ số cải cách trong lĩnh vực “xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số” của TP.HCM năm 2023 được xếp hạng 12/63 tỉnh thành, tăng 7 bậc nhưng theo ông Lâm Đình Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP – có một số hạng mục bị trừ điểm. Đó là nền tảng cơ sở dữ liệu chưa kết nối với nền tảng điện toán đám mây Chính phủ;  dịch vụ phục vụ người dân, tổ chức còn hạn chế về chất lượng…

Theo ông Thắng, thời gian tới TP sẽ hoàn tất tích hợp dữ liệu từ nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia về nền tảng tích hợp dữ liệu TP; tăng cường chất lượng thông tin trên các cổng thông tin điện tử; nâng cao chất lượng, tiện dụng dịch vụ công trực tuyến, nâng cao sử dụng lại dữ liệu… TP cũng đề nghị các bộ ngành đẩy nhanh tiến độ chia sẻ dữ liệu để đảm bảo tính đồng bộ giữa Cổng dịch vụ công quốc gia và giải quyết thủ tục hành chính của TP. Đồng thời, ban hành các mô hình, tiêu chuẩn dữ liệu của ngành giao thông, giáo dục, xây dựng để đẩy nhanh số hóa, thực hiện kết nối liên thông các nền tảng số dùng chung…

Tp trung chuyn đi quy trình giy thành quy trình s

Theo công bố của Bộ Nội vụ năm 2023, chỉ số PAR Index của TP.HCM đạt 86,97 điểm, xếp hạng 33/63 tỉnh, thành. Mặc dù kết quả này tăng 3 bậc so với năm 2022 và tăng 10 bậc so với năm 2021 nhưng chưa cao, chưa đạt được chỉ tiêu vào nhóm 15 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước; SIPAS đạt 81,78%, xếp hạng 36/63 tỉnh, thành. So với năm 2022, mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn TP tăng 7 hạng (tỷ lệ 3,4%).


Doanh nghip TP.HCM đi làm th tc hành chính

Theo ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, kết quả đạt được là nhờ sự nỗ lực của TP, cộng đồng người dân, doanh nghiệp nhưng tính bền vững chưa cao. Vì vậy cần khắc phục ngay điểm yếu, đặc biệt đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện CCHC tại cơ quan, đơn vị. Ở cấp TP, những công việc đã làm, thậm chí những mô hình, giải pháp, hoặc sắp xếp tổ chức bộ máy địa phương có hiệu quả phải thống nhất làm trên toàn TP, không nên làm theo kiểu phong trào. Ưu tiên phát triển trực tuyến toàn trình, áp dụng tuyệt đối quy trình số, không thu phí dịch vụ công trực tuyến để khuyến khích người dân tham gia.

Về tổ chức bộ máy, các sở cần rà soát quy trình nội bộ, tăng cường xử lý quy trình liên thông, chấn chỉnh tình trạng “đùn đẩy trách nhiệm”. Lưu ý, chuyển đổi quy trình giấy thành quy trình số, tất cả trong nội bộ phải ứng dụng chữ ký số. Đẩy nhanh tự chủ tài chính, tiếp tục phân cấp ủy quyền theo Nghị quyết 98 một cách mạnh mẽ…

Ông Phạm Minh Hùng – Vụ trưởng Vụ CCHC, Bộ Nội vụ – đánh giá cao kết quả PAR Index và SIPAS của TP.HCM khi có sự cải thiện so với năm trước, thể hiện sự nỗ lực chung của TP, trong đó có công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

“8 chỉ số thành phần của TP.HCM đóng góp quan trọng vào kết quả chung của cả nước như đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong bộ máy, trong chính quyền điện tử, chính quyền số đã tác động đến CCHC, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp”, ông Hùng nói.

Chỉ ra một số hạn chế cần quan tâm, ông Hùng nhấn mạnh đến chỉ số cải cách thể chế xếp hạng còn thấp. 3 năm gần đây, TP.HCM tăng về thứ hạng nhưng kết quả giá trị tuyệt đối cơ bản không tăng, cho thấy chưa có tính ổn định, bền vững. Cụ thể, trong 8 chỉ số thì 4 chỉ số  (thể chế, thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách công vụ) cần quan tâm vì đó là trụ cột của cải cách. Và trong thời gian tới, TP cần nâng cao nhận thức, chuyển hóa thành hành động để đạt kết quả cụ thể, đặc biệt phải có sự quyết liệt, quyết tâm của người đứng đầu các cấp. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong từng lĩnh vực CCHC; đẩy mạnh phân cấp ủy quyền, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính… Đặc biệt cần bố trí đủ nguồn lực tài chính, con người cho thực hiện nhiệm vụ CCHC, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên. Qua đó, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị, năm 2024, TP phải cải thiện rõ nét hơn các chỉ số CCHC so với năm 2023. Mục tiêu TP.HCM trong nhóm 10-15 tỉnh, thành đứng đầu về các chỉ số CCHC đã được đặt ra. Vì vậy, TP phải hướng đến mục tiêu này. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương phải có kế hoạch cụ thể triển khai trong thời gian tới.

Linh Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)