Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cải cách hành chính: Phải gắn liền với chuyển đổi số của TP

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là ch đo ca Ch tch UBND TP.HCM Nguyn Thành Phong. Bi năm 2021 là “năm thc hin chính quyn đô th và ci thin môi trưng đu tư”…


S Thông tin – Truyn thông và S Ni v TP.HCM va phi hp trin khai phn mm h tr phc v bu c đi biu Quc hi và HĐND các cp sp ti. Ảnh: N.Phương

19,2% ngưi dân, doanh nghip chưa hài lòng vi ci cách hành chính

Năm 2020, TP nhận giải quyết gần 20,3 triệu bộ hồ sơ, trong đó tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn là 99,72%. So với năm 2019, số lượng hồ sơ tiếp nhận giảm gần 1 triệu hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn tăng 0,01%. Số lượng thư xin lỗi cũng giảm 4,73% so với năm 2019. Tổng số dịch vụ công trực tuyến tính đến tháng 12-2020 là 802/1.807 thủ tục hành chính, đạt 44,38%. TP cũng tiếp nhận hơn 291.000 hồ sơ trực tuyến đăng ký doanh nghiệp trên mạng, đạt tỷ lệ 90%…

Nhìn chung, công tác cải cách hành chính (CCHC) của TP được triển khai quyết liệt, đồng bộ trên các lĩnh vực, tạo chuyển biến trong hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước các cấp theo hướng kiến tạo, phục vụ. Cải cách tài chính công đã đạt được kết quả tích cực theo hướng đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao tính công khai, minh bạch và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách Nhà nước. Việc triển khai Chính phủ điện tử đã lan tỏa mạnh mẽ trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước, huy động được sự vào cuộc của khu vực tư nhân và sự tham gia của những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Thanh Nhân – Giám đốc Sở Nội vụ, vẫn tiếp tục có những phản ánh của người dân và doanh nghiệp về tình trạng giải quyết hồ sơ hành chính kéo dài; không giải quyết triệt để, thỏa đáng các phản ánh, kiến nghị hợp lý, nhất là các thủ tục hành chính và phản ánh ở lĩnh vực đất đai, xây dựng, quy hoạch, giao thông và việc làm có yếu tố nước ngoài… Điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người dân, công tác thu hút đầu tư tại TP.

Nguyên nhân là do sự phối hợp giữa các sở – ngành, giữa sở, ngành – quận, huyện trong giải quyết hồ sơ, công việc chưa có cơ chế giám sát, đôn đốc, còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm. Còn hiện tượng người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định hoặc được ủy quyền, còn sợ trách nhiệm khi giải quyết yêu cầu của cá nhân, doanh nghiệp. Một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm nhiều đến kết quả khảo sát hài lòng, có tình trạng hồ sơ giải quyết đúng hạn 100% nhưng tỷ lệ khảo sát hài lòng chưa tương xứng…

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong dẫn chứng, cách đây một năm ông chủ trì giải quyết khó khăn của Công ty Tân Thuận (IPC), nhưng tháng 4 vừa qua quay lại nghe việc triển khai nhiệm vụ của công ty này thì thấy nhiều đầu việc thực hiện chậm, thậm chí có một nội dung còn chưa thực hiện.

Ông Phong nhấn mạnh: “Hoạt động phối hợp trong giải quyết công việc giữa các cơ quan chuyên môn, các địa phương vẫn chưa thật sự thông suốt, nhịp nhàng. Tình trạng người dân, doanh nghiệp phải bổ sung hồ sơ nhiều lần vẫn còn xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị. Chưa có chuyển biến mạnh mẽ trong khắc phục tình trạng giải quyết hồ sơ trễ hạn trên lĩnh vực đất đai, đầu tư và lý lịch tư pháp. Vẫn còn hơn 56.600 hồ sơ giải quyết quá hạn, trong đó có hơn 1.600 hồ sơ chưa thực hiện thư xin lỗi. Còn 19,2% người dân, doanh nghiệp chưa hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước; 14/137 trường hợp (chiếm tỷ lệ 10,2%) phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính chưa được trả lời…”.

Xem ci cách hành chính là công vic thưng xuyên, liên tc

CCHC là khâu đột phá được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các cấp hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm lợi ích chính đáng cho người dân, doanh nghiệp. Năm 2021 là “năm thực hiện chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, Chủ tịch UBND TP đề nghị các sở, ngành, địa phương phải xem CCHC là công việc thường xuyên, liên tục để đáp ứng yêu cầu mới. Qua đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm công tác CCHC; tăng cường sự tương tác, đối thoại với người dân và doanh nghiệp.

Ông Phong nhấn mạnh, trong năm 2021 phải thực hiện nghiêm việc thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật là không quá một lần/năm; Kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng. Khi cần yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì thông báo một lần bằng văn bản cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về toàn bộ các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗi bộ hồ sơ. Đặc biệt nếu quá 15 ngày làm việc, cơ quan được lấy ý kiến không trả lời bằng văn bản thì xem như đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan. Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác CCHC. Đặc biệt quan tâm đến những khó khăn của doanh nghiệp theo tinh thần Chính phủ kiến tạo, phục vụ.

“Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, các doanh nghiệp vẫn thể hiện sức sống mãnh liệt và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của TP. Các khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đã đóng góp 54,7% vào GRDP, kinh tế có vốn nước ngoài đóng góp 19% vào GRDP và kinh tế Nhà nước đóng góp 13,5% vào GRDP. Do đó, các sở, ngành có liên quan trực tiếp đối với các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp phải đi đầu trong CCHC, cải thiện môi trường đầu tư. Các chỉ tiêu CCHC đã đề ra phải cao hơn so với chỉ tiêu chung của TP”, ông Phong nói.

Theo Chủ tịch UBND TP, CCHC phải gắn liền với chuyển đổi số của TP. Ngay tại lúc này, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, đây là cơ hội xuất hiện trong tình huống khó khăn để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số. Các sở, ngành, địa phương phải tập trung triển khai đồng bộ các kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng TP.HCM thành đô thị thông minh; Chương trình chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu dùng chung, đảm bảo tính đồng bộ, liên thông dữ liệu giữa các cấp, ngành, các lĩnh vực. Cùng với đó, xây dựng các chương trình, đề án để đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, CCHC trong tình hình mới. Từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tự đổi mới, nâng cao năng lực, không ngừng học hỏi và nhạy bén trong công tác tham mưu để hỗ trợ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Nguyn Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)