Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cải cách hành chính tốt: Người dân và chính quyền cùng hưởng lợi

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2022, TP.HCM quyết tâm ly li nhng gì đã mt do dch bnh Covid-19; ci cách hành chính (CCHC) đưc xem là mt trong nhng khâu đt phá đ thc hin quyết tâm này. Kế tha nhng thành qu đã đt đưc trong năm qua, năm 2022, các cơ quan, ban ngành càng cn phi đy mnh CCHC…


BHXH TP.HCM đy mnh ng dng bo him xã hi s – VssID giúp ngưi tham gia bo him đưc thun li trong khám, cha bnh

Ngưi dân bt phi chy lòng vòng

Có thể nói nhờ có CCHC mà người dân, doanh nghiệp khi đi làm thủ tục hành chính đã bớt “bị hành là chính”, tình trạng chạy lòng vòng năm lần bảy lượt giảm đáng kể.

Cụ thể như trong lĩnh vực đất đai. Tháng 7-2015, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM với các chi nhánh quận, huyện trực thuộc được thành lập. Từ đó, công tác trao đổi thông tin theo hình thức điện tử giữa cơ quan thuế, tài nguyên và môi trường bắt đầu được tổ chức triển khai theo quy chế phối hợp giữa hai bên. Đến nay, khối lượng đã thực hiện liên thông thuế điện tử là 229.619 hồ sơ…

Ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM – thông tin, bình quân mỗi năm TP thực hiện công tác đăng ký và cấp giấy khoảng nửa triệu hồ sơ. Nếu không liên thông thì người dân tốn rất nhiều thời gian đi lại. Qua khảo sát của ngành đối với số lượng hồ sơ đăng ký và thực hiện cấp giấy, người dân phải đi lại 8 lần, từ cơ quan tài nguyên môi trường sang cơ quan thuế, kho bạc nhà nước.

“Xác định ngành tài nguyên môi trường TP thực hiện rất nhiều thủ tục liên quan đến người dân, doanh nghiệp, công tác CCHC của ngành cũng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, sở lựa chọn khâu đăng ký cấp giấy chứng nhận để làm thủ tục cải cách. Trên cơ sở thống nhất với ngành thuế, hai bên quyết định thực hiện công tác liên thông thuế điện tử”, ông Thắng nói.

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên – Môi trường TP, bước đầu thực hiện liên thông thuế điện tử cũng gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất, nhân sự, pháp lý… Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực, đến nay công tác liên thông thuế điện tử giữa hai cơ quan đang từng bước ổn định, thông tin trao đổi nhanh chóng, chính xác, giảm được thời gian xác định nghĩa vụ tài chính khi thực hiện thủ tục đất đai; Hạn chế việc người dân, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục ở nhiều cơ quan, thích ứng linh hoạt phòng chống dịch Covid-19, nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị.

Một đơn vị nữa cũng làm tốt công tác CCHC để người dân và doanh nghiệp bớt khổ. Đó là Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.

BHXH TP có số đơn vị, số người tham gia và số thu, chi lớn nhất cả nước. Hiện nay có trên 110.000 đơn vị với số lao động tham gia BHXH bắt buộc là 2.291.467 người, BHXH tự nguyện là 51.289 người, bảo hiểm thất nghiệp là 2.244.136 người, bảo hiểm y tế là 8.165.504 người. BHXH TP cũng đang quản lý và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho 241.906 người.

Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, năm 2021, BHXH TP đã đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, giao dịch điện tử, tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Theo đó, đối với thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giao dịch điện tử, BHXH TP đã tiếp nhận hồ sơ thông qua cổng dịch vụ công quốc gia; dịch vụ công ngành BHXH; các nhà IVAN; ứng dụng BHXH số – VssID là 1.989.115 hồ sơ; trả kết quả qua giao dịch điện tử là 316.546 hồ sơ. BHXH TP đã có kho dữ liệu quản lý tập trung, các phần mềm nghiệp vụ được liên thông, do đó việc giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo nhanh, chính xác. Trong giai đoạn giãn cách xã hội, trên 70% công chức, viên chức, người lao động làm việc tại nhà vẫn giải quyết kịp thời các thủ tục, hồ sơ.

Ông Nguyễn Quốc Thanh – Phó Giám đốc BHXH TP – cho biết, công tác cải cách thủ tục hành chính đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, công sức cho người dân, doanh nghiệp; giảm thời gian đi lại, chờ đợi của người dân, doanh nghiệp. Quan trọng hơn nữa là hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp và tập trung đông người tại trụ sở cơ quan, góp phần phòng, chống dịch Covid-19.

Phi tp trung gii quyết đúng hn h

Theo UBND TP.HCM, năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng công tác CCHC tại TP vẫn được triển khai quyết liệt, đồng bộ. TP kịp thời có giải pháp thay đổi phương thức làm việc, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch, vừa cố gắng giảm thiểu gián đoạn phục vụ các nhu cầu thiết yếu, cấp bách của người dân, doanh nghiệp.

Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP – nhìn nhận, năm 2021, TP thực hiện năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư; qua đó đã ghi nhận nhiều chuyển biến trong sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Điều này cho thấy trong hoàn cảnh khó khăn, TP đã nỗ lực và nhận được sự thông cảm, hợp tác của người dân, doanh nghiệp.

Ông nhấn mạnh, đối với TP.HCM, CCHC không chỉ tác động cho riêng TP mà còn đến kinh tế – xã hội của đất nước. Trên cơ sở các kết quả đạt được của năm 2021, các sở ngành, quận huyện, TP.Thủ Đức cần tiếp tục phát huy cho năm 2022 và những năm tiếp theo.

Bên cạnh các kết quả đạt được, Chủ tịch UBND TP cũng chỉ ra nhiều nội dung bộc lộ sau một năm thực hiện CCHC, trong đó có công tác phối hợp giải quyết thủ tục hành chính. Đây là điểm tắc nghẽn rất lớn. Vì thế, các đơn vị phải có hành động cải thiện, trước tiên phải có chỉ thị công tác, quy định nhiệm vụ và có quy chế phối hợp cụ thể về thời gian, trách nhiệm, cơ chế giám sát để khen thưởng, phê bình xử lý.

“Tỷ lệ giải quyết hồ sơ của TP đạt hơn 90% là rất cao nhưng con số hơn 34.000 hồ sơ còn chậm giải quyết cũng rất lớn, tác động đến kinh tế – xã hội của TP rất nhiều”, ông Mãi tâm tư và yêu cầu các đơn vị phải tập trung giải quyết đúng hạn hồ sơ; các phản ánh, kiến nghị của người dân phải được giải quyết. Phải xem trong 34.000 hồ sơ, có hồ sơ nào liên quan đến đơn vị mình không để giải quyết. Những hồ sơ không giải quyết kịp cần có thông báo, xin lỗi đến người dân, doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND TP cũng cho rằng, vẫn còn một bộ phận cán bộ e ngại trách nhiệm, e dè trong tham mưu xử lý công việc dẫn đến tiến độ giải quyết chậm. Do đó, người đứng đầu cần động viên, làm sao cho cán bộ cấp dưới làm việc mạnh dạn, phát huy năng lực.

“Thực hiện chủ đề năm 2022 của TP là sự kế thừa của năm 2021, song ở cấp độ cao hơn, đòi hỏi cao hơn trong nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, hiệu quả đồng hành doanh nghiệp… Trước yêu cầu đó, mỗi cấp ngành, địa phương cần sớm nhận diện tồn tại để khắc phục, phát huy và nhân rộng các mô hình hay. Mỗi đơn vị phải lập tổ công tác giải quyết từng nhóm việc, dựa trên danh sách đầu việc hàng tháng và có sự kiểm tra tiến độ, lượng hóa kết quả”, ông Mãi yêu cầu.

Minh Phương

 

Bình luận (0)