Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cải cách thủ tục hành chính: Phải có kết quả cụ thể, không hình thức

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thng Chính ph Phm Minh Chính nhn mnh, ci cách hành chính, trong đó có ci cách th tc hành chính (TTHC) phi bám sát, xut phát t thc tin, tôn trng thc tin, ly thc tin làm thưc đo; nói phi đi đôi vi làm và phi có kết qu c th, thc cht, không hình thc.


Công nhân, ngưi lao đng TP.HCM đưc h tr gii quyết th tc hành chính ti ngày hi vic làm

Vn tn ti cơ chế xin – cho

Ông Nguyễn Hải Minh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) – cho biết, cải cách TTHC đã tác động mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cải cách TTHC phải thực chất hơn. Cần làm tốt cơ chế phân loại, đánh giá rủi ro; có sự liên thông dữ liệu giữa các bộ ngành, trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Hiện nay khi doanh nghiệp thực hiện TTHC vẫn có nhiều trường hợp bị yêu cầu phải cung cấp nhanh thông tin, tư liệu…

“Theo chỉ số khảo sát môi trường kinh doanh của EuroCham, 35% người được hỏi cho biết rào cản lớn nhất là TTHC. Có những quy định áp dụng trong việc kiểm soát TTHC mang tính hình thức hơn là tập trung vào bản chất. Ví dụ tại Đà Nẵng, có trường hợp xin giấy phép lao động cho người nước ngoài phải xin ý kiến tất cả sở ban ngành, mỗi nơi yêu cầu mỗi kiểu. Yêu cầu này không cần thiết”, ông Minh chia sẻ.

Ông Trần Văn Sơn – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – thông tin, TTHC trên nhiều lĩnh vực đất đai, tài chính, đầu tư công, kiểm tra chuyên ngành, xuất nhập khẩu còn nhiều rào cản. Còn tình trạng xử lý hồ sơ chậm, muộn, dịch vụ công chưa thân thiện người dùng, tỷ lệ sử dụng còn thấp; triển khai số hóa còn lúng túng. Bên cạnh đó, việc gửi nhận và xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử chưa nghiêm, chưa thực hiện tốt việc cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành. Công tác chỉ đạo điều hành chủ yếu dựa trên giấy tờ dẫn đến chưa kịp thời, thiếu chính xác; kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ còn chưa nghiêm.

Theo ông Sơn, cải cách TTHC là vấn đề khó, đòi hỏi phải có thời gian thích ứng, thay đổi thói quen, cách làm phù hợp. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tình trạng thiếu sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát trong tổ chức thực thi; việc phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ, thiếu sự chủ động. Một số bộ, ngành thiếu phân cấp, phân quyền. Việc thực thi công vụ của một số cán bộ, công chức chưa nghiêm; năng lực, trình độ của một bộ phận công chức còn hạn chế. Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị còn hạn chế; cơ sở dữ liệu còn phân tán, chưa đáp ứng yêu cầu “đúng, đủ, sạch, sống”.

Riêng tại TP.HCM, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP – cũng thừa nhận, TP vẫn còn nhiều hạn chế trong cải cách TTHC. Nguyên nhân lớn nhất vẫn là do khối lượng công việc, hồ sơ tiếp nhận quá nhiều dẫn đến việc trễ hạn trong giải quyết hồ sơ. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2022, TP chỉ giải quyết được 22,2 triệu hồ sơ (tương đương 34,13%). Ngoài lượng hồ sơ lớn, TP.HCM cũng chưa hoàn thiện được cổng dịch vụ công kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia.

Cũng theo ông Mãi, TP.HCM luôn nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp để cải cách TTHC tốt hơn. Điển hình như TP đã thí điểm triển khai tiếp nhận và giải quyết TTHC trong ngày với 700.000 hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết ngay trong ngày…

Ông Mãi cho rằng, muốn cải cách TTHC có hiệu quả hơn thì giữa các bộ, ngành nên có sự thống nhất quy chế, quy định, quy trình, cơ sở dữ liệu, hạ tầng; đồng thời đẩy nhanh việc đơn giản hóa TTHC để cơ sở có sự thống nhất thực hiện. Việc ban hành văn bản pháp luật cần đa dạng hóa hình thức thực hiện, triển khai để các cơ quan lựa chọn sao cho phù hợp với tình hình của địa phương.

Không ci cách th tc hành chính s tt hu

Đây là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, trong năm 2021 và 8 tháng năm 2022, việc thực hiện công tác cải cách TTHC đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.758/17.687 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh (đạt tỷ lệ 10%) tại 143 văn bản quy phạm pháp luật; Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 1.107 quy định kinh doanh và phương án phân cấp thẩm quyền giải quyết 699/5.187 TTHC trên 100 lĩnh vực (chiếm 13,47%), qua đó giúp giảm tầng nấc, khâu trung gian, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC.

Đến nay, cả nước đã thành lập 11.700 bộ phận một cửa các cấp để tiếp nhận, giải quyết TTHC, trong đó có 56/63 địa phương đã thành lập trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh. 53/63 địa phương đã thực hiện hợp nhất cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp bộ thành hệ thống thông tin giải quyết TTHC duy nhất.

Từ khi vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia đến nay đã cung cấp 3.805 dịch vụ công trực tuyến, đồng bộ trạng thái hơn 129,6 triệu hồ sơ, hơn 2,7 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến.

Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương những nỗ lực, kết quả mà các cấp, các ngành đạt được trong cải cách TTHC, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo.

Đối với những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng yêu cầu phải nhìn nhận thẳng thắn, sớm khắc phục để mau chóng khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phục hồi, phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay. Trong đó, các cấp lãnh đạo, đặc biệt là cấp trực tiếp tiếp xúc, làm việc với người dân và doanh nghiệp phải đổi mới, quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa. Huy động mọi nguồn lực, sự tham gia xây dựng và phát triển của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực; lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả thực hiện.

Thủ tướng nhấn mạnh, cải cách TTHC, hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; nói phải đi đôi với làm và phải có kết quả cụ thể,  thực chất, không hình thức. Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để giảm tầng nấc, khâu trung gian, đơn giản hóa quy trình, TTHC nội bộ; rút ngắn thời gian giải quyết TTHC của cơ quan hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, cá thể hóa trách nhiệm, đề cao vai trò người đứng đầu.

Thủ tướng cho biết, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định cải cách hành chính là một trong những thành tố cấu thành quan trọng của đột phá thể chế phát triển. Nếu không nỗ lực đẩy mạnh cải cách TTHC, hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành thì chúng ta sẽ tụt hậu trong lúc chúng ta phải tận dụng mọi thời cơ để vươn lên.

Nguyn Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)