Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cải cách tiền lương: Giáo viên sẽ không còn phải… rời bục giảng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

K hp th 6, Quc hi khóa XV đã chính thc thông qua chính sách ci cách tin lương theo Ngh quyết 29-NQ/TW. Theo bà Phm Th Thanh Trà – B trưng B Ni v, ci cách tin lương, ngành giáo dc s thc hin đưc mc tiêu tăng lương, giáo viên s phn khi…


Cách tính lương mi s giúp đi sng giáo viên, nht là giáo viên tr bt khó khăn hơn

Lương thp, hàng chc ngàn giáo viên b vic

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Kim Sơn – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT – đã có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội. Theo đó, một trong những nội dung quan trọng của báo cáo là phản ánh về tình trạng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Cụ thể, thống kê từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, năm học 2021-2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó, số giáo viên công lập nghỉ việc là 10.407 người, số giáo viên ngoài công lập nghỉ việc là 5.858 người.

“Đối với cơ sở giáo dục công lập, tình trạng giáo viên nghỉ việc là do chế độ, chính sách về tiền lương còn nhiều bất cập, lương giáo viên chưa đủ để trang trải cuộc sống. Hiện nay, giáo viên công tác trong 5 năm đầu có thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp khoảng 6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, chi phí thiết yếu cho cuộc sống (ăn, ở, nuôi con, chăm sóc sức khỏe…) khá cao. Điều này khiến một số giáo viên phải chuyển sang làm các công việc khác có thu nhập cao hơn”, ông Sơn phân tích.

Riêng tại TP.HCM, trong buổi tiếp xúc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP với cử tri ngành giáo dục về vị trí việc làm, tiền lương (buổi tiếp xúc diễn ra ngày 17-10-2023), ông Lê Văn Lực – Hiệu trưởng Trường THCS Đặng Tấn Tài (TP.Thủ Đức) – chia sẻ, việc tăng lương cơ bản ngày 1-7-2023 từ 1,49 lên 1,8 triệu đồng chỉ có tính chất động viên tinh thần cho đội ngũ nhà giáo chứ không tăng kịp giá cả hàng hóa và nhu cầu cuộc sống. Thực tế tại Trường THCS Đặng Tấn Tài, lương và phụ cấp của giáo viên trong 5 năm đầu làm việc chỉ khoảng 5,5 triệu đồng/tháng.

“Mức lương này còn thua cả lao động phổ thông. Giáo viên trẻ, nuôi con nhỏ, ở nhà thuê không thể sống được với mức lương này. Chỉ riêng thuê phòng trọ đã hết 3 triệu đồng. Để bám trụ với nghề, nhiều giáo viên làm đủ thứ, từ bán hàng online đến gia sư. Số khác phải có sự hỗ trợ của gia đình mới sống được. Phương án cuối cùng là họ bỏ nghề, tìm các cơ hội tốt hơn”, ông Lực tâm tư.

Cũng tại buổi tiếp xúc cử tri này, ông Dương Trí Dũng – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – thừa nhận, dù TP có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt nhưng chưa đủ sức thu hút số lượng giáo viên đáp ứng nhu cầu. Nhiều giáo viên bỏ việc, bỏ nghề vì chưa đảm bảo cuộc sống.

“Ngành giáo dục TP đề nghị quan tâm hơn tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục”, ông Dũng nói.

Đây cũng là đề nghị được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nêu trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứ 6 vẫn đang diễn ra. Theo đó, ông Sơn đề nghị Nhà nước quan tâm tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục để tiền lương và thu nhập của viên chức giáo dục cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Đối với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo thu nhập không thấp hơn lương tối thiểu vùng; được hưởng phụ cấp ưu đãi, các khoản hỗ trợ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học… Ngoài chính sách chung của Nhà nước, các địa phương căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội, có các chính sách hỗ trợ khác về thu nhập, điều kiện làm việc, nhà công vụ, đi lại cho giáo viên…

Lương mi, giáo viên tr s bt thit thòi

Hiện nay, lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng – Mức đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó, mức lương phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x (hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi (tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi gồm các mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%); Mức phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng. Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5%. Từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Theo Ngh quyết 29-NQ/TW, lương giáo viên đưc ưu tiên xếp cao nht trong h thng thang bc lương hành chính s nghip. Khi ci cách tin lương thì ngoài tin lương, giáo viên có th hưng các ph cp như: ph cp ưu đãi nhà giáo, ph cp đc thù, ph cp cho giáo viên dy ngưi khuyết tt, ph cp công tác vùng có điu kin đc bit…

Ngoài ra, nhà giáo còn có các loại phụ cấp khác như phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Mức đóng bảo hiểm xã hội mỗi tháng của giáo viên bằng 10,5% tiền lương tháng (gồm: hưu trí – tử tuất: 8%; Bảo hiểm thất nghiệp: 1%; Bảo hiểm y tế: 1,5%).

Có thể thấy, với cách tính lương này, những giáo viên công tác càng lâu năm thì lương càng cao – cao double. Cụ thể, ngoài hệ số lương tăng theo bậc (trung bình 3 năm tăng 1 bậc), giáo viên còn được hưởng phụ cấp thâm niên – mỗi năm 1%.

Về chủ trương cải cách tiền lương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin, hệ thống bảng lương mới được xây dựng theo vị trí việc làm và theo chức danh lãnh đạo, quản lý thay cho bảng lương theo hệ số hiện nay – đã tồn tại từ năm 2004. Qua 4 lần cải cách tiền lương, chưa có lần nào chính sách tiền lương đồng bộ, toàn diện, căn bản như lần này. Cụ thể, chính sách tiền lương mới sẽ được cơ cấu lại để tính tỷ lệ lương cơ bản (70%), tỷ lệ phụ cấp (30%); loại hết những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù và bổ sung 10% lương cơ bản để thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện mục tiêu thưởng cho cán bộ, công viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Như vậy việc cải cách tiền lương bắt đầu từ ngày 1-7-2024 sẽ không còn xếp theo bảng lương cũ và tăng dần theo thời gian cán bộ, công chức viên chức làm việc như trước đây. Lương giáo viên sẽ được xếp theo yêu cầu công việc. Nghĩa là ở một vị trí việc làm, tiền lương sẽ được ấn định là bao nhiêu và không phụ thuộc vào việc giáo viên đó đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm, bao nhiêu năm công tác. Cách tính này sẽ rút ngắn khoảng cách về lương, thu nhập hàng tháng của các giáo viên; sẽ không còn tình trạng giáo viên mới vào nghề dù có trình độ cử nhân, thạc sĩ lại thấp hơn giáo viên chỉ có trình độ cao đẳng nhưng có thời gian công tác lâu năm.

Có thể thấy, với cách tính lương mới, giáo viên trẻ sẽ có động lực để bám trụ với nghề. Qua đó cũng ngăn được tình trạng rời bục giảng trong ngành giáo dục như hiện nay…

Hòa Triu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)