Về những việc cô giáo Lan viết trong di thư, cô hiệu trưởng phủ nhận, cho đó là di thư của người không bình thường.
Như PV đã phản ánh, cô giáo Nguyễn Thị Lan, giáo viên Trường Tiểu học Hồng Hà (xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội) do không chịu nổi sự trù dập, bôi nhọ của lãnh đạo nhà trường nên đã tìm đến cái chết. Điều này đã được minh chứng qua di thư và những trang nhật ký để lại của cô. Tuy nhiên, cả Hiệu trưởng và lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Đan Phượng đều khẳng định không có sự trù dập.
Trường tiểu học Hồng Hà nơi cô giáo Lan từng công tác. Ảnh: P.T
|
Di thư của người không bình thường?
Chúng tôi đã gặp được Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nụ tại văn phòng Trường Tiểu học Hồng Hà sau nhiều lần liên lạc không thành. Thấy phóng viên bất ngờ đến, cô Nụ bảo: "May cho các em hôm nay đến gặp được chị, chứ chị bận lắm, thường hay không ở trường".
Trao đổi với chúng tôi về chuyện của cô giáo Lan, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nụ cho biết: Cô giáo Lan sống giản dị, quan hệ với mọi người rất bình thường. Cô rất trầm tính, ít nói, ít tham gia các hoạt động của trường. Về mặt chuyên môn, trước đây cô ấy tốt nhưng hiện nay điều kiện giáo dục phát triển, cô Lan chỉ từ một giáo viên dạy vỡ lòng được học nâng cao lên trung cấp sư phạm hoàn chỉnh thì không thể đảm bảo. Mấy năm nay cô cũng chỉ đảm bảo được ở mức độ khá thôi.
Khi chúng tôi hỏi về những sự việc cô giáo Lan viết trong di thư có liên quan đến mình, cô Nụ phủ nhận toàn bộ, cho rằng đó là di thư của một người không bình thường vì cô Lan bị trầm cảm.
Để minh chứng cho nhận định của mình, cô Nụ cho biết, cô Lan có biểu hiện trầm cảm từ lâu. Năm 2010 cô Lan thường xuyên xin nghỉ. Có thời gian nghỉ hàng tuần không đứng lớp vì sức khỏe yếu. "Khi thấy cô nghỉ nhiều quá, chúng tôi đã phải họp rồi mời các bên và gọi cả gia đình, con gái cô Lan đang công tác tại trường đến.
Chúng tôi đã gặp được Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nụ tại văn phòng Trường Tiểu học Hồng Hà sau nhiều lần liên lạc không thành. Thấy phóng viên bất ngờ đến, cô Nụ bảo: "May cho các em hôm nay đến gặp được chị, chứ chị bận lắm, thường hay không ở trường".
Trao đổi với chúng tôi về chuyện của cô giáo Lan, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nụ cho biết: Cô giáo Lan sống giản dị, quan hệ với mọi người rất bình thường. Cô rất trầm tính, ít nói, ít tham gia các hoạt động của trường. Về mặt chuyên môn, trước đây cô ấy tốt nhưng hiện nay điều kiện giáo dục phát triển, cô Lan chỉ từ một giáo viên dạy vỡ lòng được học nâng cao lên trung cấp sư phạm hoàn chỉnh thì không thể đảm bảo. Mấy năm nay cô cũng chỉ đảm bảo được ở mức độ khá thôi.
Khi chúng tôi hỏi về những sự việc cô giáo Lan viết trong di thư có liên quan đến mình, cô Nụ phủ nhận toàn bộ, cho rằng đó là di thư của một người không bình thường vì cô Lan bị trầm cảm.
Để minh chứng cho nhận định của mình, cô Nụ cho biết, cô Lan có biểu hiện trầm cảm từ lâu. Năm 2010 cô Lan thường xuyên xin nghỉ. Có thời gian nghỉ hàng tuần không đứng lớp vì sức khỏe yếu. "Khi thấy cô nghỉ nhiều quá, chúng tôi đã phải họp rồi mời các bên và gọi cả gia đình, con gái cô Lan đang công tác tại trường đến.
Có nhiều ý kiến vì cô tuổi cao nên muốn bố trí cô làm ở phòng thư viện cho đến khi về hưu. Sức khỏe cô yếu lại hay nghỉ, nhiều thầy cô dạy thay nên cũng muốn cho cô làm giáo viên tăng cường để cô đỡ vất vả nhưng cô vẫn muốn dạy vì nhiệt huyết. Chính điều này đã gây sự hiểu lầm.
Theo như các biên bản của nhà trường thì đầu năm 2010 – 2011 có phân cô Lan dạy lớp 1E ở Tiên Tân thì rất đông phụ huynh có đơn kiến nghị nhà trường không cho con học. Trước tình hình đó mới chuyển cô sang dạy lớp khác ở điểm trường Bồng Lai. Ban giám hiệu và chi hội phụ huynh đã họp đại diện lớp, cô Lan nhất trí nhưng cô Lan vẫn tiếp tục xin dạy lớp 1E. Sau sự việc này cô Lan mới căng thẳng và bỏ đi mấy ngày", Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nụ cho biết.
Về tập nhật ký ghi chép của cô giáo Lan, cô Nụ bày tỏ: "Tôi nghĩ rằng cô ấy trong tâm trạng bức xúc, bực bội không làm chủ được nên coi đó như là để trút giận mới viết như vậy. Khi tức giận cao trào mới ghi lại những gì liên quan đến. Đấy không thể coi là nhật ký, nhật ký phải ghi chép lại thường ngày, chứ những lúc tức giận mới viết ra thì không đúng".
Nhưng khi chúng tôi hỏi tại sao cô Lan lại chỉ ghi chép những uất ức với Hiệu trưởng mà không phải điều khác thì cô Nụ cho rằng "có nhiều vấn đề". Không phải chỉ vì công việc mà cần phải tìm hiểu gia đình thật sâu xem liệu gia đình đó có hạnh phúc không. Hơn nữa, kết quả đi khám bệnh là trầm cảm thì đã có.
Trước đó, chúng tôi đã tìm hiểu về gia đình của cô Lan và được biết các thành viên trong gia đình hoà thuận, chưa hề có sự va chạm, điều tiếng gì.
Về tập nhật ký ghi chép của cô giáo Lan, cô Nụ bày tỏ: "Tôi nghĩ rằng cô ấy trong tâm trạng bức xúc, bực bội không làm chủ được nên coi đó như là để trút giận mới viết như vậy. Khi tức giận cao trào mới ghi lại những gì liên quan đến. Đấy không thể coi là nhật ký, nhật ký phải ghi chép lại thường ngày, chứ những lúc tức giận mới viết ra thì không đúng".
Nhưng khi chúng tôi hỏi tại sao cô Lan lại chỉ ghi chép những uất ức với Hiệu trưởng mà không phải điều khác thì cô Nụ cho rằng "có nhiều vấn đề". Không phải chỉ vì công việc mà cần phải tìm hiểu gia đình thật sâu xem liệu gia đình đó có hạnh phúc không. Hơn nữa, kết quả đi khám bệnh là trầm cảm thì đã có.
Trước đó, chúng tôi đã tìm hiểu về gia đình của cô Lan và được biết các thành viên trong gia đình hoà thuận, chưa hề có sự va chạm, điều tiếng gì.
Phòng Giáo dục: Cô Nụ có khuyết điểm!
“Cô hiệu trưởng biết là cô Lan bị trầm cảm mà không giúp đỡ, động viên lại gây sức ép như vậy sẽ khiến bệnh nặng hơn. Khi suy nghĩ càng nhiều lên mà không tìm ra được lối thoát, người bệnh trầm cảm thường sẽ nghĩ quẩn”.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội
|
Sau khi nhận được đơn của gia đình cô giáo Lan, ngày 13/9, Phòng Giáo dục huyện Đan Phượng đã về Trường Tiểu học Hồng Hà tổ chức một cuộc họp, thành phần có: Lãnh đạo Phòng Giáo dục; Lãnh đạo xã Hồng Hà; Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Hà; Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Hà; Tổ trưởng tổ 1,2,3 và Tổ trưởng tổ 4,5; Hội trưởng Hội cha mẹ học sinh. Trong cuộc họp, mọi người đều nhất trí khẳng định không có sự trù dập, không có mâu thuẫn gì giữa Hiệu trưởng đối với cô giáo Lan. Trong thời gian năm học 2010 – 2011, cô giáo Lan có biểu hiện mặc cảm, không muốn gần mọi người, có biểu hiện buồn.
Ông Thế Minh Khôi, Trưởng phòng Giáo dục huyện cho biết, sau khi thu thập thông tin của các bên khẳng định không có sự trù úm của Hiệu trưởng. Nhận xét về những đoạn ghi chép đầy ấm ức của cô giáo Lan, ông Khôi nói: "Để xảy ra sự việc này cô Hiệu trưởng cũng có khuyết điểm. Về tình thì tốt nhưng về lý thì không đúng vì để cô giáo nghỉ dài ngày mà không có chứng cứ gì, đó là khuyết điểm của Hiệu trưởng. Hơn nữa, phương pháp xử lý trước đề xuất của phụ huynh học sinh là không khéo khi cô Lan tuổi cao, lòng tự trọng cao. Đúng ra nên gặp riêng cô giáo Lan".
Điều chúng tôi băn khoăn ở đây là liệu có khách quan khi việc "lấy ý kiến" trong cuộc họp này được khoanh vùng ở một số giáo viên chủ chốt, làm một cách công khai chứ không bỏ phiếu kín? Bởi trước đó, có giáo viên Trường Tiểu học Hồng Hà đã cho PV biết là Hiệu trưởng có sự trù dập, bôi nhọ cô Lan. Trả lời về việc này, ông Khôi cho rằng mỗi người đều có tính chiến đấu, có chính kiến của mình, nhất là không dạy chỗ này thì đi dạy chỗ khác nên không cần thiết phải bỏ phiếu kín.
Trước cái chết đau lòng của cô giáo Lan, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nhận định: Người trầm cảm thường hay suy nghĩ một mình, ít tiếp xúc với bên ngoài. Ở đây, cô Lan đã có những biểu hiện của bệnh trầm cảm khi suy nghĩ sâu vào một chuyện không thoát ra được, ít chia sẻ với mọi người mà lại trút những tâm tư tình cảm vào trong nhật ký. Nói đúng hơn cô ấy bị chấn thương tâm lý, nghĩ mãi thì thành bệnh. Tuy nhiên, cô Lan đang mắc trầm cảm ở thể nhẹ, chứ chưa phải nặng vì cô vẫn hoạt động bình thường không làm ảnh hưởng đến những thứ khác.
Về công tác quản lý, TS Tùng Lâm nhận xét: Công tác quản lý của hiệu trưởng là sai, thiếu kinh nghiệm. Với học sinh mình đã cần phải coi trọng, với thầy cô giáo cùng trường càng cần phải trân trọng hơn. Việc xử sự như vậy là thiếu dân chủ, hành vi đó cần phải lên án. Cô hiệu trưởng quản lý không sát người, không vì mục tiêu con người mà chú tâm đè nén họ. Những người cứng cỏi họ sẽ vượt qua, nhưng với người mềm yếu thì họ dễ đưa mình tới hành vi nguy hiểm.
Ông Thế Minh Khôi, Trưởng phòng Giáo dục huyện cho biết, sau khi thu thập thông tin của các bên khẳng định không có sự trù úm của Hiệu trưởng. Nhận xét về những đoạn ghi chép đầy ấm ức của cô giáo Lan, ông Khôi nói: "Để xảy ra sự việc này cô Hiệu trưởng cũng có khuyết điểm. Về tình thì tốt nhưng về lý thì không đúng vì để cô giáo nghỉ dài ngày mà không có chứng cứ gì, đó là khuyết điểm của Hiệu trưởng. Hơn nữa, phương pháp xử lý trước đề xuất của phụ huynh học sinh là không khéo khi cô Lan tuổi cao, lòng tự trọng cao. Đúng ra nên gặp riêng cô giáo Lan".
Điều chúng tôi băn khoăn ở đây là liệu có khách quan khi việc "lấy ý kiến" trong cuộc họp này được khoanh vùng ở một số giáo viên chủ chốt, làm một cách công khai chứ không bỏ phiếu kín? Bởi trước đó, có giáo viên Trường Tiểu học Hồng Hà đã cho PV biết là Hiệu trưởng có sự trù dập, bôi nhọ cô Lan. Trả lời về việc này, ông Khôi cho rằng mỗi người đều có tính chiến đấu, có chính kiến của mình, nhất là không dạy chỗ này thì đi dạy chỗ khác nên không cần thiết phải bỏ phiếu kín.
Trước cái chết đau lòng của cô giáo Lan, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nhận định: Người trầm cảm thường hay suy nghĩ một mình, ít tiếp xúc với bên ngoài. Ở đây, cô Lan đã có những biểu hiện của bệnh trầm cảm khi suy nghĩ sâu vào một chuyện không thoát ra được, ít chia sẻ với mọi người mà lại trút những tâm tư tình cảm vào trong nhật ký. Nói đúng hơn cô ấy bị chấn thương tâm lý, nghĩ mãi thì thành bệnh. Tuy nhiên, cô Lan đang mắc trầm cảm ở thể nhẹ, chứ chưa phải nặng vì cô vẫn hoạt động bình thường không làm ảnh hưởng đến những thứ khác.
Về công tác quản lý, TS Tùng Lâm nhận xét: Công tác quản lý của hiệu trưởng là sai, thiếu kinh nghiệm. Với học sinh mình đã cần phải coi trọng, với thầy cô giáo cùng trường càng cần phải trân trọng hơn. Việc xử sự như vậy là thiếu dân chủ, hành vi đó cần phải lên án. Cô hiệu trưởng quản lý không sát người, không vì mục tiêu con người mà chú tâm đè nén họ. Những người cứng cỏi họ sẽ vượt qua, nhưng với người mềm yếu thì họ dễ đưa mình tới hành vi nguy hiểm.
Theo Phương Thuận
(GiadinhNet)
Bình luận (0)