Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Cái giá của chứng nghiện việc

Tạp Chí Giáo Dục

Làm việc chăm chỉ là một thói quen tốt. Nếu bạn chăm chỉ bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình. Và nếu bạn càng chăm chỉ, bạn càng đạt được nhiều mục tiêu. Đúng không?

Cũng không hẳn là vậy. Thực ra làm việc quá chăm chỉ cũng có một số hạn chế. Là người nghiện việc bạn có thể phải trả giá bằng sự thèm muốn thăng tiến, gây tổn thương đến cuộc sống gia đình và thậm chí là biến bạn thành thù. Hãy đánh giá bản thân mình qua 5 câu hỏi sau: 
1. Bạn là người bận rộn hay vô tổ chức? 
Bạn có phải là người thường xuyên đến công ty sớm và về muộn không phải vì lo cho lợi nhuận của công ty? Nếu như vậy, sếp sẽ cho rằng bạn là người làm việc kém hiệu quả và không có tổ chức. Dave Cheng, một nhà quản lí của Athena Coaching, nói rằng: “Có một số người có vẻ như làm việc rất chăm chỉ nhưng thực ra chất lượng công việc không đạt yêu cầu”. 
Hãy có gắng hoàn thành tốt công việc của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn có vấn đề về thời gian, bạn có thể yêu cầu sự giúp đỡ của sếp. Cheng cho rằng: “Làm một việc trong thời gian dài không có nghĩa là làm tốt”. 
2. Bạn biết uỷ thác công việc hay tự làm nó một mình? 
Nếu bạn có tham vọng trở thành nhà quản lí, bạn cần học cách ủy thác công việc. Các nhiệm vụ cần được hoàn thành trong thời gian nhất định; nếu bạn gặp khó khăn trong việc kết thúc dự án hoặc bạn phải đi công tác, bạn phải giao phó lại dự án cho các nhóm làm. 
Cheng chia sẻ: “Một số nhân viên cảm thấy rằng nếu họ làm tất cả mọi thứ và là người duy nhất biết cách làm thì họ sẽ tự cho rằng mình là người không thể thay thế. Tuy nhiên, chia sẻ thông tin và chỉ bảo người khác cách làm việc là một kĩ năng cần có của một nhà quản lí”. 
Hãy tập trung vào việc hoàn thành cũng như chất lượng của công việc. Bạn cũng cần sự rộng lượng để cho đồng nghiệp học tập và toả sáng. Nếu bạn thiếu các nguồn lực, hãy đề nghị sếp mở rộng nhóm của bạn. 
3. Bạn có khoảng trống hay luôn đầy ắp công việc? 
Nếu bạn là người nghiện việc thì có thể sau này khi có dự án trong mơ của mình, bạn sẽ không được tham gia. Tại sao ư? Bởi sếp nghĩ rằng bạn đã có quá nhiều việc để làm rồi. Vì vậy hãy luôn có một khoảng trống trong lịch trình của mình để có thể đón nhận những cơ hội và thách thức mới.
4. Bạn có những người bạn hay kẻ thù địch? 
Chứng nghiện việc có thể làm cho mọi người xa lánh bạn. Bên cạnh những tiếng càu nhàu như: “Bạn khiến giờ nghỉ giải lao của chúng tôi trở nên tồi tệ”, đồng nghiệp còn cảm thấy sợ hãi khi phải làm chung một dự án với bạn. 
Vì thế hãy để mình và mọi người có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau khi làm việc. Không cần thiết mong mọi người đến sớm và về muộn trong cuộc họp. Hãy để ý tới quá trình và kết quả của công việc. 
5. Bạn làm việc để sống hay sống để làm việc? 
Nhân viên tốt nhất là những người có nghề nghiệp ổn định, cuộc sồng đầy đủ cả trong và ngoài công sở. Hàng năm có rất nhiều nghiên cứu về tầm quan trọng của những kì nghỉ, những sở thích, tận hưởng thời gian rảnh rỗi sau công việc. Nhưng bạn có để ý tới chúng không? 
Bạn cần giành nhiều thời gian để ở bên cạnh bạn bè và gia đình hơn là bên công việc. Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động lúc rảnh rỗi sẽ mang lại cho bạn cảm giác hưng phấn, thoải mái và cho bạn nhiều cảm xúc khi trở lại công việc. 
Cheng kết luận: “Hãy cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nếu bạn luôn nói có với làm việc nhiều hơn, có thể sau này bạn sẽ thấy tiếc nuối”.
 

Theo dan tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)