Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Cải tiến bộ đồ phi hành gia tại NASA: Từ đồ quân đội đến dự định lắp chân nhện như Spider Man

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Cần biết rằng, các bộ trang phục du hành vũ trụ là một trong những thành tựu lớn đối với khoa học công nghệ. Để tạo ra một bộ quần áo du hành là sự kết hợp của những công nghệ tiên tiến khác nhau.
Và trải qua hơn 6 thập kỷ, NASA đã phát triển 12 bộ quần áo phi hành gia, 4 trong số đó sẽ được đưa vào sử dụng trong tương lai gần.
1. Mercury (1961–1963)
Dự án Mercury đã đánh dấu sự kiện lần đầu tiên các phi hành gia người Mỹ du hành quanh quỹ đạo Trái đất.
Mercury (1961–1963)
Để tránh tình trạng giảm áp độ ngột ngoài không gian, NASA đã thay đổi từ trang phục không quân của quân đội Hoa Kỳ vào thời điểm đó thành Mercury – bộ đồ phi hành gia đầu tiên của họ.
Bộ đồ được phủ một lớp nhựa tổng hợp neoprene bên trong, và bạc tráng nilon bên ngoài, với mục đích giữ nhiệt độ của người mặc luôn ở trạng thái ổn định.
Đã có tổng cộng 6 phi hành gia đã du hành ngoài không gian nhờ vào bộ Mercury này, trước khi nó được cải tiến.
2. Bộ Gemini (1965–1966)
Là dự án tiếp theo sau Mercury, NASA cho ra đời bộ Gemini. Có hai phi hành gia được mặc thử chúng để du hành ngoài Trái Đất.
Bộ Gemini (1965–1966)
Với trọng lượng khoảng 7 – 15 kg, Gemini tạo được sử thoải mái hơn so với Mercury trước đó, và khả năng chịu được áp suất tốt – theo công ty sản xuất David Clark.
3. Gemini Spacewalk (1965-1966)
Cải tiến từ Gemini, đây là bộ đồ phi hành gia đầu tiên của NASA cho phép con người có thể du ngoạn bên ngoài con tàu không gian của mình.
Gemini Spacewalk (1965-1966)
Việc hỗ trợ oxy cho phi hành gia được NASA trang bị bằng ống dưỡng khí được gắn cùng bộ quần áo lẫn phi thuyền trong vòng 30 phút. Bộ đồ này có cân nặng lớn nhất là hơn 15kg.
4. Apollo (1967-1975)
Bộ bảo hộ Apollo ra đời khi các phi hành gia của NASA cần một bộ quần áo cải tiến hơn so với hai tiền nhiệm trước đó (Mercury và Gemini).
Apollo (1967-1975)
Được trang bị với nhiều lớp vải bên trong, bộ bốt dầy cùng hệ thống dưỡng khí tân tiến, Apollo giúp các phi hành gia tránh khỏi các yếu tố nguy hiểm trên Mặt Trăng (chẳng hạn như lớp bụi đất sắc nhọn, hay sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi Mặt trăng quay theo quỹ đạo).
Ngoài ra, bộ đồ này cho phép các phi hành gia có thể cử động thu thập mẫu vật và duy trì dưỡng khí trong nhiều giờ liền. Và dù có trọng lượng 85kg, nhưng cảm nhận ngoài vũ trụ chỉ bằng 1/6 thôi.
5. Bộ áo phi hành con thoi đầu tiên (1981)
STS 1 (gọi tắt của Space Transportation System-1) là dự án tàu con thoi bay quanh quỹ đạo Trái Đất đầu tiên của NASA.
 Bộ áo phi hành con thoi đầu tiên (1981)
Chính vì không cần phải du hành bên ngoài không gian, các phi hành gia chỉ trang bị bộ quần áo bảo hộ được cải tiến từ trang phục không quân của quân đội Hoa Kỳ.
6. Bộ áo phi hành đơn vị di động (1983 – nay)
Extravehicular Mobility Suit (hay còn gọi là bộ áo phi hành đơn vị di động) ra đời với nhiệm vụ giúp các phi hành gia có thể điều khiển và sửa chữa các vệ tinh bên ngoài không gian, bao gồm cả trạm ISS.
Bộ áo phi hành đơn vị di động (1983 - nay)
Tuy có cân nặng "khổng lồ" (lên đến 145kg), nhưng bộ phi hành 14 lớp chịu áp này giúp con người chống chịu được môi trường khắc nghiệt, cũng như hỗ trợ dưỡng khí lên đến 8 giờ đồng hồ ngoài tàu con thoi.
7. Bộ phi hành con thoi (1988–2011)
Các phi hành gia còn gọi vui đây là bộ phi hành…bí ngô (pumpkin suit) nhờ vào màu sắc đặc trưng của chúng.
Bộ phi hành con thoi (1988–2011)
Tất nhiên, bộ phi hành này được trang bị đầy đủ với vòng khóa ở găng tay, hệ thống làm mát và thoáng khí cải tiến, cũng như nhiều lớp cách nhiệt hơn trước.
8. Bộ Sokol Launch and Entry
Trọng lượng nhẹ (chỉ hơn 10kg), kiểu dáng sọc xanh đăc trưng và có cấu trúc tương tự như bộ phi hành con thoi, bộ Sokol hiện được rất nhiều phi hành gia trang bị khi du hành ngoài không gian.
Bộ Sokol Launch and Entry
Nhiệm vụ của chúng sẽ bảo vệ cho họ khi bay vào bên trong tàu không gian Soyuz (sau khi NASA đã chi trả một số tiền khổng lồ để phi hành gia của họ có thể vào được Soyuz từ trạm không gian).
Những bộ đồ cho tương lai
9. Bộ Space X Crew Dragon và Boeing CST-100 Starliner (dự tính 2019)
Hai công ty đảm trách cho dịch vụ "taxi không gian" là SpaceX (của nhà tỷ phú Elon Musk) và Boeing đã hoành thành việc thiết kế bộ phi hành cho riêng mình. Đây là dự án đầu tư do NASA đề xuất nhằm giảm thiểu chi phí du hành (họ đã chi trả đến 80 triệu đôla cho mỗi chuyến khứ hồi đến ISS).
Bộ Space X Crew Dragon và Boeing CST-100 Starliner (dự tính 2019)
Đầu tiên đó là bộ phi hành của Space X, bảo hộ cho phi hành gia khi di chuyển từ tàu Crew Dragon đến trạm ISS.
"Phải mất 3 năm để chúng tôi có thể sản xuất ra bộ quần áo du hành không gian chất lượng." – Musk đã phát biểu vào tháng 2/2018 và hi vọng rằng sẽ được cho vào hoạt động trước cuối năm 2019.
Tiếp đến là bộ đồ của Beoing cho tàu CST-100 Starliner. Bộ đồ có trọng lượng nhẹ (khoảng 5,5kg), với mũ liền thân kéo khóa giúp các phi hành gia dễ di chuyển và hoạt động dưới áp suất lớn.
Boeing cũng hi vọng bộ phi hành sẽ được sử dụng vào cuối năm 2019.
10. Bộ Z-2 Planetary Surface (dự tính 2030)
Với tham vọng khám phá Sao Hỏa vào năm 2030, bộ quần áo phi hành cũng đang được phát triển để đáp ứng được nhu cầu thăm dò của NASA.
Bộ Z-2 Planetary Surface (dự tính 2030)
Họ cho biết, bộ phi hành Z-2 sẽ có trọng lượng nhẹ, cho phép phi hành gia hoạt động được ngoài Sao Hỏa trong thời gian dài.
"Phần vai áo linh hoạt và thay đổi được kích thước vòng eo sẽ giúp các phi hành gia điều chỉnh Z-2 sao cho vừa vặn với cơ thể của mỗi người."
11. Bộ Spider Flyer-Walker (đề xuất)
Bộ phi hành chân nhện (Spider Flyer-Walker), được đề xuất bởi Lookheed Martin, sẽ cho phép con người có thể đặt chân đến Phobos (mặt trăng vệ tinh của Sao Hỏa, theo kế hoạch của NASA).
Bộ Spider Flyer-Walker (đề xuất)
Với sự trợ giúp của 8 chiếc chân nhện tự động, các phi hành gia có thể di chuyển tốt trên mỗi trường gần như không trọng lực của Phobos.
Tất nhiên, đây chỉ là đề xuất cho kế hoạch tiếp theo của NASA trong tương lai thôi.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)