Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Cảm động trước cảnh 3 anh em nuôi nhau đi thi ĐH

Tạp Chí Giáo Dục

Mồ côi cha mẹ gần 10 năm nay, ba anh em Hồ Văn Thành, Hồ Văn Thiêng, Hồ Văn Thang (thôn 2, xã Hồng Kim, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế) vẫn không từ bỏ giấc mơ vào đại học của mình mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Sinh ra trong một gia có 9 anh em, nhà nghèo, bố và mẹ mất sớm. Đã thế, 2 người em cuối của Thành là Hồ Văn Thiêng và Hồ Thị Giáng bị bẩn sinh từ nhỏ (Thiêng thì bị dị tật ở mặt, Giáng thì bị câm điếc bẩm sinh) lại là người dân tộc thiểu số Pa- kô nằm ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế nên điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn. Việc học của ba anh em Thành phải dở dang” nhiều lần.

Nghỉ học để “nuôi” anh và em đi học…

Năm 2002, bố mất do bị ung thư gan, khi đó Thành đang học lớp 10, Thiêng học lớp 8 và Thang học lớp 6. Một năm sau khi nỗi đau mất bố còn chưa ngôi ngoai thì đến lượt mẹ mất do bị hen suyễn và đột quy vì làm việc quá sức. Gánh nặng tiếp tục đè lên vai của 5 anh em Thành (do 4 anh chị trước đã lập gia đình).

Thành tâm sự: kể từ khi bố mẹ mất, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, mấy anh chị lại lập gia đình sớm nên việc học của mấy anh em càng khó khăn. Nhiều lúc em định bỏ học nhưng nhớ lời bố mẹ dặn trước lúc ra đi là phải cố gắng học cho thành tài nên em quyết tâm không bỏ học. Ngoài nửa ngày học ở trường ra, nửa ngày còn lại em đi đập rèn thuê, rồi đi làm rẫy, đi phụ hồ để kiếm thêm tiền cho mấy anh em đi học.

Bữa cơm của ba anh em Hồ Văn Thành trong căn nhà nhỏ tại A Lưới

Năm 2008, Thành thi đậu đại học ngành Sư phạm Địa lý, trường ĐH SP Huế. Thế là áp lực kinh tế lại đè nặng lên vai Thành và những người thân trong gia đình. Cũng trong năm này, người em kế của Thành là em Hồ Văn Thiêng (sinh năm 1990) cũng tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, áp lực từ gia đình nghèo, có anh Thành đang học đại học, một em trai sau đang học cấp 3 và một em gái bị tật nguyền bẩm sinh câm điếc nến Thiêng đành bỏ dở con đường học tập của mình qua một bên, chăm lo làm ăn kinh tế để kiếm thêm tiền nuôi anh và em của mình đi học.

Gặp cả 3 anh em vào chiều 8/7 – trước một ngày kỳ thi đại học đợt 2 diễn ra tại Ký túc xá trường ĐH Sư phạm Huế Thiêng cho biết: sau khi tốt nghiệp THPT, em ở nhà làm nương rẫy, phụ hồ, khuân vác… rồi em ra Nghệ An làm thuê trong một trang trại nuôi gà được khoảng 1 năm thì đến năm 2010, em vô Bình Dương làm cho Công ty Mỳ Gấu Đỏ. Công việc trong những tháng đầu rất gian khổ, mỗi ngày em phải vác từ 5- 7 tấn bột rồi sau đó em được chuyển sang công việc điều khiển máy đánh bột. Trung bình mỗi ngày em phải làm việc từ 6 giờ sang đến 6 giờ tối, nếu có tăng ca thì kéo dài đến 9 giờ tối mới xong.

Còn Thang, mặc dù đang học cấp 3 nhưng cũng rất chăm chỉ làm thêm nương rẫy, rồi phụ hồ, chở bia thuê, phụ xe tải

Em út Hồ Thị Giáng bị câm điếc bẩm sinh đang làm việc nhà.

Ra trường, anh quay lại nuôi em đi học

Mặc dù còn 1 tháng nữa Hồ Văn Thành mới lấy bằng tốt nghiệp sư phạm, cơ hội xin việc và có việc làm ổn định vẫn đang còn là một dấu hỏi nhưng Thành vẫn quyết tâm không để các em của mình lao động khổ sở mà tiếp bước con đường vào đại học của mình, thực hiện mong ước của bố mẹ trước lúc lâm chung. Thành động viên em Thiêng ra Huế thi lại lần nữa cùng với em trai Hồ Văn Thang (sinh năm 1992).

Lần này, Thiêng quyết tâm thi vô ngành Giáo dục an ninh quốc phòng, trường ĐH Sư phạm Huế còn em Thang thì có nguyện vọng thi vào ngành giáo dục tiểu học nhưng do bị dị tật bẩm sinh ở mặt nên em chuyển sang thi ngành Báo chí, trường ĐH Khoa học Huế. Cả hai em điều rất lo lắng bởi kiến thức của các em chỉ vỏn vẹn trong những trang sách vở cũ kĩ do không có điều kiện để đi ôn thi như các bạn khác nơi.

Hồ Văn Thiêng (giữa) và Hồ Văn Thang (trái) đang ngồi ôn bài bên cạnh anh Thành trong Ký túc xá ĐH Sư phạm Huế chiều 8/7

Khi được hỏi nếu lần này mà cả hai đứa điều thi đậu thì bọn em lấy tiên mô mà học thì cả ba anh em điều nhìn nhau cười. Rồi Thành nhanh nhẩu đáp: “Nếu 2 đứa đậu thì đến lượt em đi làm để lo lại cho tụi nó”. Còn Thiêng thì trả lời: “Bọn em sẽ vừa học vừa đi làm thêm để có tiền đi học”.

Thành còn tâm sự thêm: “Chiều ni em phải chạy đi mượn được 2 chiếc xe đạp của mấy chú bảo vê trong kí túc xá sư phạm, một chiếc dành cho Thiêng đi đến Hội đồng thi trường THPT Nguyễn Huệ, chiếc xe còn lại em chở Thang đi thi ở trường ĐH Nông Lâm Huế.

Gương mặt của em Hồ Văn Thang bị di tật do chất độc màu da cam. Chúc em sớm trở thành tân sinh viên báo chí trong năm nay

Được biết, gia đình Thành là hộ nghèo của địa phương, bố mẹ là những người có công với cách mạng, có bằng khen Huy chương và Huân chương nhưng lại không có chế độ hỗ trợ gì. Riêng hai người em út là Hồ Văn Thang bị dị tật ở mặt thì được nhận 360.000đồng/tháng còn Hồ Thị Giáng bị câm điếc bẩm sinh nhưng lại không có chế độ hỗ trợ. Cả gia đình Thành giờ chỉ trong mong vào 3 sào ruộng nước với một ít rẫy trồng khoai sắn mà thôi.

Nguyễn Dũng – Đại Dương

Theo Dan Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)