Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cảm hóa học sinh bằng tình yêu thương

Tạp Chí Giáo Dục

Hết gi ra chơi, trng báo vào hc ri mà lp 5/4 do cô L. ch nhim vn chưa n đnh đ tiến hành bài dy, hc sinh trong lp nhn nháo do bn T. b mt 200 ngàn đng. Cô L. đã nh tôi (Phó Hiu trưng nhà trưng) gii quyết giùm.

Hoạt động đọc sách ngoài sân trường của học sinh lớp 5 (ảnh minh họa). Ảnh: Y.Hoa 

Tôi vào lớp 5/4 hỏi sự tình, thì em T. cho biết: “Sáng nay, mẹ đưa em 200 ngàn đồng để mua vài quyển sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Do số tiền lớn em không dám bỏ trong túi áo sợ rớt nên em bỏ tờ tiền vào giữa hai trang của cuốn sách Tiếng Việt. Giờ ra chơi em xuống sân chơi cùng bạn, khi trống vào học vang lên em vào lớp lấy quyển sách ra kiểm tra thì không thấy tờ 200 ngàn đồng kẹp giữa hai trang sách đâu”. Tôi khuyên T.: “Em ráng nhớ lại xem bỏ tiền vào quyển sách nào, chẳng lẽ ra chơi 30 phút mà có người lạ vào lớp mình lấy tiền sao?”. T. khẳng định: “Em đã soát kỹ rồi, lật từng trang tất cả các cuốn sách và tập vở để trong cặp nhưng không thấy tờ tiền đâu”. Em lớp trưởng lúc này mới lên tiếng, nói với tôi: “Hay là thầy bảo các bạn trong lớp để cặp lên bàn cho thầy kiểm tra, thế nào cũng phát hiện có bạn trong lớp lấy tiền. Vì giờ ra chơi không có bạn lớp khác vào phòng lớp mình đâu”. Một học sinh khác nói thẳng: “Em nghi bạn Q. lấy đó thầy. Vì từ đầu năm học đến giờ, tan học buổi sáng em thấy bạn ấy không về nhà mà cùng đứa em học lớp 2 ở lại trường đi quanh các phòng học, xem phòng nào quên khóa cửa thì bạn ấy vào lấy đồ học tập của các bạn để lại đó thầy”. Nghe vậy, tôi quay lại nói với học sinh này: “Em không thấy thì đừng nghi ngờ bạn, như thế là không được. Nếu bạn không lấy mà mình vu oan cho bạn như vậy là làm bạn mất danh dự đó”. Rồi tôi bảo cả lớp an tâm, thầy tin tưởng sau buổi nói chuyện này, nếu học sinh nào có lỡ tay lấy tiền của bạn T. thì gặp riêng cô giáo chủ nhiệm hay thầy trả lại. Thầy hứa sẽ không la mắng hay nêu tên học sinh đó trước lớp. Sau đó, tôi trao đổi với cô giáo chủ nhiệm lớp: “Chiều nay, sau giờ dạy cô ghé nhà T. gặp phụ huynh trình bày chuyện em sáng nay bị mất tiền, chắc phụ huynh không la rầy em đâu?”.

Học sinh lớp 5 trong giờ học (ảnh minh họa). Ảnh: Anh Khôi

Tan học buổi sáng, tôi gọi em Q. xuống căng tin trường uống nước, nói chuyện. Qua chuyện trò tôi mới biết: Nhà Q. cách xa trường hơn 5 cây số; ba mẹ em ly dị, mỗi người đi một nơi làm ăn sinh sống. Em và em trai đang học lớp 2 ở với bà ngoại, hai anh em sáng đi học có khi đi xe buýt, có khi phải đi bộ; mỗi ngày bà ngoại cho 30 ngàn đồng để hai anh em ăn cơm trưa. Ăn cơm xong không có chỗ chơi nên hai anh em vào trường chơi để chờ đến giờ học buổi chiều. Q. cho biết thêm, nhà cô ruột của em cách trường vài trăm mét nhưng em không đến nghỉ trưa vì cô giận ba em, hay la mắng và đánh hai đứa cháu. Tôi nói với Q.: “Lúc nãy có bạn trong lớp nói thỉnh thoảng thấy em giờ nghỉ trưa vào phòng học lớp khác lấy bút chì hay đồ chơi của bạn, có không?”, Q. cúi đầu mà không trả lời. Tôi nói tiếp: “Nhà ngoại nghèo vẫn ráng nuôi hai anh em đi học, vì vậy em phải cố gắng học chứ đừng làm như thế nữa, tính đó xấu lắm. Còn chuyện sáng nay xảy ra trên lớp, nếu em có lỡ lấy tiền của bạn T. thì trả lại cho bạn nghen. Q. nghe tôi nói vậy liền “dạ” giọng nho nhỏ… Tôi gọi cơm cho hai anh em Q. ăn trưa: “Ăn cơm xong, hai anh em lên phòng chú bảo vệ ngủ trưa một chút, ở đó có quạt máy mát, đừng chơi ngoài nắng coi chừng đổ bệnh mà khổ cho bà ngoại. Thầy đã nói với chú bảo vệ rồi đó”. Trước khi ra về, tôi đưa cho chị bán căng tin 500 ngàn đồng: “Chị bán cơm cho hai anh em Q. ăn hàng ngày sao cho đủ no, để có sức chiều các em học tiếp. Chừng nào chị trừ hết số tiền này thì nói tôi gửi tiếp nha”.

Tan hc bui sáng, tôi gi em Q. xung căng tin trưng ung nưc, nói chuyn. Qua chuyn trò tôi mi biết: Nhà Q. cách xa trưng hơn 5 cây s; ba m em ly d, mi ngưi đi mt nơi làm ăn sinh sng. Em và em trai đang hc lp 2 vi bà ngoi, hai anh em sáng đi hc có khi đi xe buýt, có khi phi đi b; mi ngày bà ngoi cho 30 ngàn đng đ hai anh em ăn cơm trưa.

Hôm sau, vào giờ ra chơi buổi sáng, Q. ra hành lang lớp học đá cầu cùng các bạn, không may quả cầu rơi vào giỏ đựng rác để gần cửa lớp. Q. nhanh chân chạy đến nhặt quả cầu thì phát hiện có tờ tiền 200 ngàn đồng nằm trong giỏ. Q. lượm lên và nói to: “Mình lượm được tiền nè các bạn ơi!”, nói xong em chạy nhanh vào lớp đưa cho cô giáo chủ nhiệm: “Tiền này cô nộp lại cho nhà trường để cô tổng phụ trách thông báo trả lại cho bạn mất”. Cô giáo chủ nhiệm thấy hành động đẹp của Q. trong lòng vui một, còn tôi vui mười vì biết mình đã “cảm hóa” được em. Ngày kế tiếp, chị bán căng tin gặp tôi, trả lại tờ 500 ngàn đồng: “Hai học sinh của thầy hôm trước không đến ăn cơm nữa. Vì vậy em gửi lại tiền cho thầy”. Còn anh bảo vệ cũng cho biết không thấy hai anh em Q. lên phòng nghỉ trưa với anh. Tôi gặp Q. hỏi thăm thì em cho biết ba và cô đã hết giận nhau, nên cô đồng ý buổi trưa tan học cho hai anh em về nhà ăn cơm và ngủ nghỉ…

Cuối năm học, Q. hoàn thành chương trình tiểu học được lên lớp 6. Khi đó, tôi biết trong lòng Q. vẫn tin chắc một điều “tất cả học sinh trong lớp, trong trường không ai biết có người nào đó cố ý bỏ 200 ngàn đồng trong giỏ rác để em phát hiện đưa cô giáo chủ nhiệm trả lại cho người mất”. Tuy nhiên, tôi thì biết rõ: Q. cố tình tạo ra tình huống đó để có cớ trả lại tiền mà mình đã lấy của bạn T. trong lớp. Q. nhận ra lỗi lầm của mình do trước đó tôi đã trao đổi, cảm hóa, giáo dục nhẹ nhàng bằng tình cảm để hướng em trở thành người tốt.

Trn Văn Tám

Bình luận (0)