Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cẩm nang học tập hóa giải năng suất độc hại

Tạp Chí Giáo Dục

Trong mt xã hi mà khoa hc ngày càng phát trin mnh, mng xã hi đang rt ph biến khiến mt b phn gii tr thuc gen Z (sinh t năm 1997 đến năm 2012) có nhu cu và mong mun cao hơn đi vi bn thân. Vì thế các bn có suy nghĩ và xu hưng ôm đm quá nhiu vic cùng lúc, nhưng cui cùng chng có vic nào đt đưc kết qu như mong đi.


Th
y Lê Văn Nam (giáo viên môn hóa hc, ngưi đnh hưng) và các thành viên trong nhóm thc hin s tay hc tp

Trước thực trạng này, một nhóm học sinh Trường THPT Trần Văn Giàu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) quyết định tiến hành một cuộc khảo sát để cho ra đời sổ tay học tập (Study Planner) kết hợp với thử thách giới hạn bản thân (Challenge Myself), với mong muốn giúp bản thân các em cũng như các bạn học sinh có thể tìm ra giải pháp để giải quyết thực trạng năng suất độc hại.

Mi ngưi mt công vic, không có ai vic gì cũng gii

Sổ tay học tập của nhóm có tên “Thử thách bản thân vượt qua năng suất độc hại”. Khi nào năng suất trở nên độc hại? Nguyễn Thị Hoài Ni (học lớp 12A8, thành viên nhóm) cho biết, năng suất độc hại mà chúng em nhắc ở đây là các bạn luôn làm việc, không có thời gian dành cho những thứ khác. Dù vậy, cuối cùng chẳng cái nào đạt được kết quả tốt như mình mong muốn, cố quá lại “quá cố” lúc nào không hay. “Có những bạn đem bản thân so sánh với người khác bởi thành tích họ đạt được, cố gắng bằng mọi cách để chạm đến kết quả mong ước nhưng lại để quên chất lượng của công việc vì chỉ quan tâm đến số lượng. Mỗi người một công việc, không có ai việc gì cũng giỏi cả. Chúng ta cứ từng bước chạm đến thành công mà không cần vội vàng hay so sánh bản thân với cá nhân nào”, Hoài Ni chia sẻ.

Sổ tay học tập của nhóm được trình bày như một quyển sách. Các em sử dụng tông màu nhẹ nhàng, tạo cảm giác dễ chịu cho người đọc. Cùng với đó là những nét vẽ hoạt hình, phù hợp với thị hiếu mỹ thuật của giới trẻ hiện nay. Nhân vật trung tâm trong sổ tay là chú Cún vì các em mong muốn xây dựng hình tượng Cún gần gũi, trở thành người bạn đồng hành, dẫn dắt các bạn tự tìm ra phương hướng giải quyết cho vấn đề của riêng mình. Theo đó, sổ tay có tổng cộng 45 thử thách, mỗi thử thách đều được trình bày rõ ràng các bước hướng dẫn thực hiện, giúp các bạn không cần xem phải học từ đâu, làm từ bước nào. Thử thách được tạo ra nhằm giúp các bạn trang bị cho bản thân những kỹ năng thiết yếu, một hành trang vững chắc trên chuyến hành trình trưởng thành. Ứng với mỗi thử thách, các bạn sẽ được học nhiều kỹ năng khác nhau. “Để phát triển bản thân, các bạn học sinh cần thực hiện mỗi thử thách trong khoảng thời gian là một tuần. Qua đó các bạn sẽ hiểu rõ giới hạn của bản thân ở đâu, biết rõ những ưu khuyết điểm của mình. Từ đó hoàn thiện điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, phát triển bản thân tốt hơn. Chúng em mong muốn trở thành người bạn đồng hành trên chuyến hành trình hoàn thiện bản thân của các bạn học sinh”, Nguyễn Thanh Nhã (học lớp 10A3, thành viên nhóm) chia sẻ.

Giúp gii trt qua năng sut đc hi

Với đề tài “Vượt qua năng suất độc hại bằng sổ tay học tập kết hợp cùng với thử thách giới hạn bản thân”, các thành viên trong nhóm dự định sẽ phát triển thêm các hình thức như Flashcard, Podcasts. Trong đó, việc phát triển Podcasts dựa trên các nền tảng mạng xã hội với nhân vật trung tâm là Cún sẽ trở thành người bạn đồng hành trên chuyến hành trình hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó, nhóm sẽ tiến hành dịch ra nhiều ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Thái để có thể tiếp cận đến những bạn trẻ đã và đang có nguy cơ đối mặt với năng suất độc hại. Từ đó mở rộng thị trường, hạn chế sự tiêu cực do năng suất độc hại mang lại.



N
i dung và hình nh trong s tay hc tp

Hiện nay, điện thoại thông minh là thiết bị không thể thiếu trong quá trình học tập và giải trí của học sinh THPT. Nắm bắt được thực trạng đó, nhóm sẽ nghiên cứu và xây dựng các thử thách rèn luyện bản thân, vượt qua mọi rào cản trên các trang web, ứng dụng điện thoại sao cho thuận tiện hơn, giúp các bạn đang đối mặt với năng suất độc hại trở nên kiên cường, mạnh mẽ, giỏi giang hơn. “Các bạn hãy nhớ rằng, việc nói không với những việc không quan trọng là một cách để bảo vệ sự cân bằng và tránh bị quá tải. Hãy tôn trọng và yêu thương bản thân bằng cách biết từ chối những việc không quan trọng một cách lịch sự và tự tin”, Nguyễn Võ Yến Nhi (học lớp 11A8, thành viên nhóm) khuyên.

Theo Trần Mai Anh (học lớp 11A5, thành viên nhóm), nhóm đã tiến hành khảo sát 910 học sinh THPT trên địa bàn TP.HCM. Qua đó nhóm thấy rằng cứ 10 học sinh thì có 6-7 bạn đang có nguy cơ đối mặt với thực trạng năng suất độc hại. “Sau khi thử nghiệm thử thách, các bạn đã trở nên tự tin hơn, mạnh mẽ hơn; đồng thời có được những hành trang thiết yếu trong môi trường học tập cũng như đời sống thường ngày. Hy vọng các bạn phá bỏ được mọi rào cản gây khó khăn trong quá trình hoàn thiện bản thân, tìm ra năng suất thật sự trong công việc, học tập”, Mai Anh nói.

Với vai trò là người định hướng cho nhóm, thầy Lê Văn Nam (giáo viên môn hóa học của Trường THPT Trần Văn Giàu) cho biết, sản phẩm của nhóm góp phần tác động đến xã hội vì đáp ứng đủ 4 tiêu chí: Tính khoa học; tính mới và độc đáo; tính khả thi; tính áp dụng. Ở đây tính mới và độc đáo được thể hiện thông qua sự sáng tạo của nhóm khi xây dựng nhân vật trung tâm và trở thành người bạn đồng hành trong chuyến hành trình tìm kiếm bản thân. “Tôi nghĩ các em học sinh nên phát triển đề tài theo hướng online trên các trang web, mạng xã hội giúp kích thích sự tò mò, tìm tòi cho độc giả để không gây nhàm chán trong quá trình hoàn thiện bản thân”, thầy Nam gợi ý.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)