Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Cẩm nang sử dụng MXH “made in” học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Vi mong mun bn thân và bn bè cùng trang la có mt kênh tham kho chính thng cách s dng mng xã hi (MXH) hiu qu, t đó tránh đưc nhng h ly xu, hai em Trn Đoàn Khánh Vân và Nguyn Ngc Trâm Anh (hc lp 8A16 Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa, TP.HCM) đã bt tay xây dng b cm nang s dng MXH.

Khánh Vân (phi) và Trâm Anh xem li ni dung b cm nang s dng MXH

Đây là sản phẩm được Khánh Vân và Trâm Anh thực hiện trong đề tài “Nghiên cứu tác động của MXH và xây dựng bộ cẩm nang sử dụng MXH hiệu quả cho học sinh THCS ở Q.1, TP.HCM”. Theo đó, đề tài được thực hiện trong phạm vi học sinh các trường THCS trên địa bàn Q.1.

94,4% hc sinh THCS s dng MXH

Để hiểu rõ hơn về thói quen, mục đích, hành vi khi sử dụng MXH của học sinh THCS, Khánh Vân và Trâm Anh đã phát phiếu khảo sát khoảng 700 học sinh đang học tại các trường THCS trên địa bàn Q.1. Kết quả khảo sát cho thấy, có 94,4% học sinh thường xuyên sử dụng MXH trong thời gian phổ biến từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày. Trong đó, có 65,6% học sinh cho rằng MXH mang lại nhiều lợi ích tốt như giải trí, học tập, trao đổi thông tin. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho ra con số: có 21,8% học sinh sử dụng MXH trên 2 giờ mỗi ngày và 4,7% sử dụng MXH trong mọi thời gian rảnh. “Bên cạnh những chỉ số tốt thì có những con số chưa thật sự tốt. Điều đó cho thấy đối tượng học sinh THCS không phải bạn nào cũng biết cách sử dụng MXH một cách thông minh, hiệu quả”, Khánh Vân và Trâm Anh cùng chia sẻ.

Trong khi đó, xuất phát từ thực tế của bản thân, Khánh Vân cho rằng lứa tuổi học sinh THCS (từ lớp 6) lại là lứa tuổi bắt đầu tiếp cận một cách mạnh mẽ với MXH. “Với sự phát triển của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, các bạn có điều kiện tiếp cận MXH sớm. Và THCS là bậc học mà phần nhiều học sinh được cha mẹ “đặc cách” cho sử dụng điện thoại, máy tính để phục vụ việc học hành, trao đổi thông tin. Chính vì vậy, khi vừa tiếp cận MXH các bạn sẽ có những tò mò, vướng mắc mà nếu không có sự can thiệp, chỉ dẫn kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy”, Khánh Vân nhìn nhận.

Khi th hin bn thân trên MXH quá nhiu đng nghĩa vi vic là mình “phơi bày tt c”, rt d b tn thương. Và khi tương tác vi nhng bài viết tiêu cc thì chính bn thân cũng s b “nhim” nhng suy nghĩ tiêu cc, dn đến hành đng tiêu cc.

Ngay như Khánh Vân và Trâm Anh, bản thân cũng bắt đầu sử dụng MXH từ năm lớp 6 khi cha mẹ cho phép dùng điện thoại, máy tính. “Ban đầu khi mới sử dụng, vì muốn thể hiện mình, muốn chứng tỏ bản thân đã trưởng thành, có tiếng nói nên em thường có thói quen “nghĩ gì cũng đem lên MXH”. Thế nhưng, sau này lớn hơn chút, nghĩ lại em mới thấy việc này không những không đem lại hiệu quả mà còn có tác hại rất lớn”, Khánh Vân chia sẻ.

Theo Khánh Vân và Trâm Anh, khi thể hiện bản thân trên MXH quá nhiều đồng nghĩa với việc là mình “phơi bày tất cả”, rất dễ bị tổn thương. Và khi tương tác với những bài viết tiêu cực thì chính bản thân cũng sẽ bị “nhiễm” những suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến hành động tiêu cực.

“Bu bi” gi đu giưng

Bộ cẩm nang sử dụng MXH ra đời từ chính những lần khảo sát của Khánh Vân và Trâm Anh, dựa trên các trải nghiệm và tìm hiểu của hai em. Khánh Vân và Trâm Anh cùng cho biết: Bộ cẩm nang không chỉ cung cấp những góc nhìn toàn cảnh về MXH từ lợi ích, tác hại mà còn đưa ra các lời khuyên trong cách sử dụng.

Sau khi xây dựng xong bộ cẩm nang, hai em tiếp tục thực hiện một khảo sát nhỏ về tính hiệu quả của nó với đối tượng học sinh lớp 7, 8, 9 trong trường. “Kết quả rất khả quan chị ạ! Có tới 42,5% các bạn cho rằng bộ cẩm nang thật sự là cần thiết; 51,9% cho rằng sẽ tạo ra tính hiệu quả cao. Chỉ có số ít còn lại là đánh giá bộ cẩm nang không thật sự cần thiết. Tuy nhiên, các bạn cũng góp ý rằng cần xây dựng thêm nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh để phù hợp với lứa tuổi học sinh. Đề xuất này của các bạn đã giúp bộ cẩm nang trở nên hữu ích hơn”, Khánh Vân hào hứng nói.

Khánh Vân và Trâm Anh hy vọng bộ cẩm nang sẽ trở thành “bửu bối” gối đầu giường giúp các bạn sử dụng MXH một cách đúng đắn và hiệu quả hơn; tận dụng chính MXH để làm phương tiện hữu ích trong học tập và cuộc sống. “Thật ra những điều chia sẻ trong bộ cẩm nang nhiều khi rất quen thuộc với đại đa số các bạn học sinh. Theo đó, các bạn có thể biết được những tác hại của MXH cũng như cách sử dụng làm sao cho tốt từ những lời khuyên của cha mẹ, thầy cô. Nhưng thực tế là không phải bạn nào cũng thực hiện được như vậy. Nếu như được tổng hợp trong một cuốn sách nhỏ và mang theo bên mình thì chắc chắn sẽ có những tác động nhất định”, đôi bạn bày tỏ.

Bài, nh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)