Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cấm viết, vẽ vào SGK: Làm khó HS!

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dc TP.HCM tiếp tc ghi nhn ý kiến giáo viên và hc sinh v ch th cm viết, v vào sách giáo khoa (SGK) ca B GD-ĐT.

Hc sinh Trưng THPT Thnh An (huyn Cn Gi, TP.HCM) trong gi hc

Em Phm Hng Loan (hc lp 9A6 Trưng THCS Trương Công Đnh, Q.Bình Thnh, TP.HCM): Mun không viết, v thì sách phi có đy đ tư liu

Bản thân em và bạn bè từ trước đến giờ đều có thói quen… viết vào SGK. Nhưng đây hoàn toàn không phải là thói quen xấu. Chúng em không có thời gian nhiều, học cả ngày, mỗi tiết học chỉ có 45 phút trong khi khối lượng kiến thức không phải ít. Việc viết, vẽ vào SGK đơn giản chỉ là đánh dấu, gạch chân những kiến thức quan trọng để không phải tốn thời gian lặp lại vào vở viết. Bên cạnh đó, những kiến thức thầy cô mở rộng, các câu hỏi bổ sung cho bài học, từng phần khi được ghi trực tiếp vào SGK sẽ giúp chúng em học bài một cách dễ dàng hơn. Ví dụ như khi học môn sử, việc ghi thêm các chi tiết lịch sử vào sách là chuyện hết sức bình thường. Như thế, khi học bài, chỉ cần mở SGK là em đã có thể nắm được các ý chính.

Nếu không muốn học sinh viết, vẽ vào SGK thì em nghĩ, SGK phải có đầy đủ các tư liệu của bài học để học sinh không phải bổ sung. Điều nữa là các câu hỏi đưa vào SGK chỉ nên là những câu hỏi mở, tránh những câu hỏi lặp lại các kiến thức trong SGK như thế thì học sinh không phải gạch chân trả lời.

Em Linh Trà (hc lp 10A4 Trưng THPT Nguyn Công Tr, Q.Gò Vp, TP.HCM): Viết, v vào SGK là đ hc

Phải thừa nhận là em và các bạn của em đều có thói quen ghi chú vào SGK. Ghi những ý chính mà giáo viên kèm vào bài, đánh dấu những phần kiến thức trọng tâm trong bài. Những cuốn sách ghi chú chi chít đó lại trở thành những cuốn tài liệu cần thiết, hữu ích trong quá trình chúng em ôn tập. Bởi SGK là để chúng em học nên sử dụng thế nào tốt nhất cho việc học, tiết kiệm thời gian, công sức thì chúng em làm.

Những cuốn SGK được ghi chú đó sau mỗi năm học, chúng em vẫn đều quyên góp cho trường để tặng lại cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Em nghĩ người được nhận cũng có thể coi đó vừa là SGK nhưng lại vừa là sách tham khảo bởi có thêm những kiến thức mở rộng được ghi chú vào.

Cô Trn Th Kim Nhung (GV môn sinh Trưng THCS Văn Lang, Q.1, TP.HCM): Cc cho giáo viên và hc sinh

Ở SGK môn sinh bậc THCS có thiết kế những bảng biểu để học sinh làm. Nếu không cho học sinh làm vào SGK thì buộc các em phải vẽ vào tập để làm. Như vậy, sẽ rất mất thời gian cho học sinh. Giáo viên cũng sẽ phải chuẩn bị những bảng phụ cho học sinh làm thay vì là làm ngay vào trong sách. Học sinh phải cùng nhau thảo luận nhóm mới ra các kết quả.

Học sinh nhiều em ghi bài rất chậm. Để các em bắt kịp nội dung về nhà ôn bài thì buộc các em phải gạch vào SGK những phần kiến thức quan trọng, từ đó nắm các nội dung cơ bản. Còn nếu không cho các em ghi vào SGK thì các em ghi vào tập chậm, học sinh học kém sẽ ghi rất lỗ chỗ, vô hình trung lại ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Vì vậy, sẽ rất cực cho học sinh.

Một điều nữa là giáo viên phải dạy theo hướng vận dụng kiến thức thực tế. Bên cạnh kiến thức trong SGK, giáo viên luôn phải mở rộng, liên hệ kiến thức thực tế. Vậy các em ghi ở đâu. Thông thường các em ghi ngay vào trong SGK. Nếu không được ghi vào SGK mà ghi vô tập phần mở rộng này, khi ôn lại các em sẽ không biết được kiến thức đó bắt đầu từ đâu. Vì thế, việc yêu cầu học sinh không viết, vẽ vào SGK sẽ khiến cả giáo viên và học sinh rất cực. Do vậy, thay vì yêu cầu học sinh không được viết, vẽ vào SGK thì ngay từ đầu giáo viên cần quy ước với học sinh là viết bằng bút chì, sử dụng những giấy note dán vào sách.

Cô Nguyn Th Băng Thùy (GV  môn hóa Trưng THPT Gia Đnh, Q.Bình Thnh, TP.HCM): Có th tr v phương thc đc – chép

Với bộ môn hóa, từ rất lâu rồi, học sinh luôn gạch chân vào trong SGK những phần kiến thức trọng tâm. Kiến thức trong SGK hiện nay rất nặng nhưng không phải phần nào các em cũng cần phải nhớ, phải học. Cũng chính lượng kiến thức quá nặng như thế nên nếu cái gì cũng chăm chăm ghi vào vở thì không đủ thời gian cho 1 tiết học để đảm bảo có thể vừa viết bài, giảng bài mà còn có thời gian làm bài.

Do đó, các em phải tận dụng thời gian gạch vào trong SGK những phần kiến thức có sẵn để về nhà học, thời gian còn lại cô trò dành giải bài tập. Bên cạnh đó, ở môn hóa bậc THPT, lượng bài tập trong SGK không có nhiều, chỉ vài ba dạng không đủ để khái quát hết. Vì thế, giáo viên luôn phải mở rộng, bổ sung thêm phần bài tập. Rồi mở rộng kiến thức theo hướng liên hệ thực tiễn. Như thế, lại càng đòi hỏi thêm thời gian.

Nếu không cho học sinh viết, vẽ vào SGK thì yêu cầu các em phải đọc trước SGK ở nhà rồi viết ra vở bài tập. Chỉ có điều là gây mất thời gian. Đồng thời có thể sẽ “quay trở về” phương thức đọc – chép.

Thy Ngô Thành Nam (GV tiu hc thuc Tp đoàn giáo dc Nguyn Hoàng): Khó cho hc sinh tiu hc

Thật ra, tôi không mấy tán thành với văn bản này. Chỉ tính riêng với học sinh tiểu học, trước nay ở một số bài tập, hoạt động, giáo viên vẫn thiết kế cho học sinh làm bài vào sách thì mới đủ thời gian cho tiết học. Tốc độ làm việc của học sinh tiểu học rất chậm nên nếu theo văn bản này, học sinh lại chỉ tập trung vào việc viết lại bài vào tập thì hết thời gian (thậm chí là không đủ thời gian). Ở lớp 1 chủ yếu các em tư duy bằng hình ảnh, việc viết với các em là chưa thực hiện được.

Nhiều phần bài tập, chỉ cần học sinh làm trực tiếp vào SGK thì giáo viên sẽ có nhiều thời gian để tổ chức thêm các nội dung khác. Thậm chí, nhiều hoạt động khi các em làm vào SGK sẽ hiệu quả hơn là chép vào tập. Ví dụ: trong phân môn Tập đọc, với những câu, đoạn văn giáo viên cần chú ý cho học sinh cách nhấn giọng, ngắt giọng thì các em có thể dùng ngay bút chì để đánh dấu vào sách. Nếu việc này mà viết ra tập thì hoàn toàn không khả thi.

Thay vào đó, giáo viên chỉ nên yêu cầu học sinh viết bằng bút chì để có thể tẩy dễ dàng, vẫn tốt cho việc tái sử dụng sách.

Đ Yến (ghi)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)