Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cân bằng lượng đạm thực vật trong chế độ ăn giúp giảm bệnh mạn tính không lây

Tạp Chí Giáo Dục

Tại hội thảo "Dinh dưỡng thực vật và Giải pháp sức khỏe của thế kỷ 21", do Vinasoy kết hợp cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức, các chuyên gia đã khuyến nghị các gia đình Việt bổ sung đạm thực vật, nhất là đạm đậu nành, vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể giúp giảm bệnh mạn tính không lây.

Theo ghi nhận của Bộ Y tế vào năm 2022, bệnh mạn tính không lây tại Việt Nam gây ra 77/100 trường hợp tử vong, trong đó bệnh tim mạch chiếm 44%, ung thư 22% và đái tháo đường 4%. Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, lượng tiêu thụ thịt, protein nguồn gốc động vật/protein tăng có thể là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tình trạng nói trên.

Dinh dưỡng từ động vật chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và không chứa chất xơ, đồng thời việc tiêu thụ đạm động vật quá mức có thể thúc đẩy phản ứng của các gốc tự do gây hại.

Trái lại, thực phẩm từ thực vật giúp khẩu phần ăn cân đối hơn nhờ giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa và không chứa cholesterol. Ngoài ra, khi tiêu thụ đạm thực vật, người dùng có thể hấp thu các chất chống oxy hóa có lợi, tăng đào thải các gốc tự do.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khuyến khích việc thêm đạm thực vật vào chế độ ăn hàng ngày. Cụ thể, người Việt cần giảm axit béo chuyển hóa, carbonhydrate tinh chế, đường, muối và thực phẩm chế biến; đồng thời tăng rau xanh, các loại hạt, đậu, chất xơ, omega – 3, sắt, i-ốt kẽm, folate và men vi sinh.

TS. Andrea Glenn – Khoa Dinh Dưỡng, Đại học Harvard, Boston, MA, Hoa Kỳ đề cao việc bổ sung nhiều rau củ hoặc hạt. “Càng có nhiều loại thực phẩm cung cấp đạm thực vật lành mạnh được tiêu thụ trong chế độ ăn, thì càng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim thông thường. Bởi lẽ dinh dưỡng thực vật tác động sâu và rộng với việc cải thiện tình trạng bệnh mạn tính không lây”, TS. Andrea Glenn cho biết.

Chi tiết phát triển chế độ ăn giàu đạm thực vật, TS. Mark Messina – Giám đốc Nghiên cứu Dinh dưỡng Đậu nành, Viện Dinh dưỡng đậu nành toàn cầu, Hoa Kỳ gợi ý người tiêu dùng cân nhắc về đậu nành và các loại thực phẩm từ đậu nành. "Không chỉ có hàm lượng chất béo không bão hòa đa cao, mà so với các loại đậu khác, đậu nành cung cấp nhiều protein hơn và chất lượng protein của đậu nành cũng cao hơn, kể cả so các nguồn đạm từ thực vật khác". Theo đó, đạm đậu nành mang lại các lợi ích bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng khối lượng nạc và sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ phục hồi sau khi tập thể dục, ngăn ngừa teo cơ do tuổi tác…


Báo cáo Quy mô nhu cầu thị trường thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào năm 2030 được cung cấp bởi Kantar và Vinasoy

Khi đánh giá về ngành dinh dưỡng thực vật và các sản phẩm từ thực vật bao gồm đậu nành tại Việt Nam, bà Trezelene Chan – Giám đốc Phát triển bền vững, châu Á – Thái Bình Dương, Khối thực hành chuyển đổi bền vững, Kantar Singapore đã chia sẻ nhiều dự báo tích cực. Dự báo giá trị thị trường Việt Nam tới năm 2027 sẽ đạt 249 triệu USD.

Thị trường hiện tại đã góp mặt những doanh nghiệp lớn giàu tiềm năng như Vinasoy. Thông qua chiến dịch lớn "Thêm đạm thực vật để khỏe thật", Vinasoy cho biết tiếp tục thực hiện cam kết phát triển bền vững và cung cấp thêm nhiều giải pháp thiết thực giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày với đạm thực vật theo khuyến nghị của viện dinh dưỡng.

Vy An

 

Bình luận (0)