Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cận cảnh cơ sở “hô biến” khẩu trang y tế đã sử dụng rồi tuồn ra thị trường

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 2 cơ sở nêu trên có hành vi tái chế khẩu trang y tế đã qua sử dụng để đưa ra thị trường tiêu thụ.

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, ngày 3/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An phối hợp với công an địa phương bắt quả tang 2 cơ sở tái chế khẩu trang cũ để bán ra thị trường.

Cụ thể, đó là cơ sở do bà Nguyễn Thị Tím làm chủ và cơ sở do bà Nguyễn Thị Bích Thủy làm chủ, có cùng địa chỉ tại ấp Mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, Long An

2 bàn ủi tại cơ sở là phương tiện dùng để tái chế khẩu trang

Lực lượng Quản lý thị trường đã tạm giữ tại cơ sở của 2 bà này với lượng khẩu trang rất lớn, bao gồm: 19.500 chiếc khẩu trang y tế đã đóng vào hộp (50 cái/hộp) mang nhãn hiệu HAFAVINAPRO, 2.500 chiếc khẩu trang y tế đã đóng vào hộp (50 chiếc/hộp) mang nhãn hiệu Gauze Mask VINAPRO, 255 kg khẩu trang y tế đã qua sử dụng, 830 vỏ hộp khẩu trang y tế nhãn hiệu các loại, 2.300 chiếc khẩu trang y tế đã đóng vào túi nylon (10 chiếc/túi nylon)…

Bước đầu, lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ số tang vật này, đồng thời tiếp tục làm rõ các thông tin về việc thu mua khẩu trang cũ, số lượng khẩu trang tái chế trái phép đã bán ra thị trường.

Việc gom khẩu trang y tế đã sử dụng rồi “tân trang” và bán ra thị trường đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cảnh báo tại một cuộc họp hồi tháng 2/2020.

Sau đó, 2 vụ thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng đã bị cơ quan chức năng phát hiện. Ngoài hiện tượng gom khẩu trang y tế đã sử dụng còn nhiều phương thức khác như lót giấy vệ sinh thay lớp kháng khuẩn, buôn bán khẩu trang giả, không đảm bảo chất lượng…

Chuyên gia y tế đã lên tiếng khẳng định việc làm giả, buôn bán khẩu trang giả, kém chất lượng, đặc biệt là buôn bán khẩu trang đã qua sử dụng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng, mà còn gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Khẩu trang kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn sẽ không có tác dụng bảo vệ người sử dụng trước các tác nhân gây bệnh. Bởi, khẩu trang “tái sử dụng” là nguồn bệnh, nguồn lây truyền bệnh. Khẩu trang y tế, sau khi sử dụng, đặc biệt là tiếp xúc với người bệnh có nguy cơ thì cần được huỷ bỏ đúng quy định.

Việc tái chế khẩu trang cũ xuất phát từ thực tế giá khẩu trang bị đẩy giá rất cao khi dịch bệnh bùng phát. Việc bán được giá “hời" khiến nhiều đối tượng nảy sinh việc trục lợi trên chính sức khoẻ của người khác.

Khảo sát một số trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo… hay các hội nhóm bán hàng trên Facebook, có thể dễ dàng tìm thấy đủ mọi loại khẩu trang y tế với giá cao chót vót.

Đáng chú ý, những người bán đều tách bán lẻ 1 túi 5 cái hoặc 10 cái thay vì cả hộp 30 cái như bình thường. Giá bán dao động từ 5.000 đồng/cái đến 15.000 đồng/cái. So với giá thông thường trước khi chưa xuất hiện dịch Covid-19, giá bán này đã tăng gấp hơn 10 lần, thậm chí có thời điểm cao gấp 15 lần.

Theo Nguyễn Mạnh/Dân Trí

 

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)