Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần chính sách đặc thù để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tham gia hiến kế các cơ chế, chính sách đ góp ý cùng TP.HCM trong đ xut ngh quyết mi thay thế Ngh quyết 54 (NQ54) ca Quc hi, nhiu cán b qun lý đã nhn mnh đến vai trò ngun nhân lc. Trong đó, TP cn có gii pháp thu hút, xây dng ngun nhân lc cht lưng cao nhm đáp ng yêu cu phát trin trong thi gian ti.


Thc tin phát trin kinh tế – xã hi, thu hút ngun nhân lc cht lưng cao đòi hi TP.HCM cn cơ chế, chính sách mi

Lương thp khó thu hút ngun nhân lc cht lưng cao

Là khu được giao nhiệm vụ tổ chức triển khai các nghiên cứu và ứng dụng cho TP, 5 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao TP.HCM thu hút được 4 chuyên gia nước ngoài đến làm việc, trong đó có một giáo sư từng là giám đốc tại hãng xe Toyota.

Ông Ngô Võ Kế Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao TP.HCM cho biết, mỗi tháng chuyên gia này sang Việt Nam 1 lần 10 ngày nên được hưởng mức lương 50 triệu đồng. Chuyên gia đã hỗ trợ TP.HCM trong việc tạo ra những công nghệ nguồn, cảm biến ứng dụng trong hệ thống cảnh báo ngập của TP; giúp xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại nhất cả nước với kinh phí ban đầu khoảng 70 tỷ đồng. Ông cũng mang về cho TP một số dự án hợp tác quốc tế đối với Úc, Nhật. 

Tuy nhiên, ông Thành cho rằng thời gian qua, cơ chế tính lương cho chuyên gia có sự thay đổi. Tính theo hệ số lương, sau trừ thuế thì các chuyên gia nước ngoài chỉ nhận khoảng 13 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, cơ chế khen thưởng cho các chuyên gia còn nhiều vướng mắc. “Trong yêu cầu khen thưởng, hay xin huy hiệu cũng phải xác minh địa chỉ nhà ở, trong khi chuyên gia nước ngoài không có nhà tại Việt Nam”, ông Thành chia sẻ.

Qua đó ông góp ý, trong xây dựng NQ mới sắp tới, TP cần đề xuất được ký hợp đồng với chuyên gia theo cơ chế đặt hàng hoặc thỏa thuận theo cơ chế thị trường. Đồng thời, cần có cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích những người đóng góp cho TP. Bởi, với khoản lương thấp thì khó thu hút được chuyên gia có chất lượng cao. Và hiện nay, đang có những vùng ở TP.HCM thu hút được ít chuyên gia đến làm việc.

Theo báo cáo thực hiện chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP quản lý theo NQ54, việc TP.HCM triển khai chi thu nhập tăng thêm đã khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, củng cố và nâng cao chất lượng bộ máy Nhà nước trên các lĩnh vực; cũng như góp phần cải thiện đời sống của đội ngũ.

Tuy nhiên, thực hiện hệ số điều chỉnh tăng thu nhập đến hết thời gian thực hiện thí điểm theo NQ54 chỉ từ 0,6 lần đến 1,2 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ. Như vậy, vẫn chưa đạt được mức 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ như quy định của NQ này.

Bên cạnh đó, tiêu chí khung đánh giá kết quả công tác của từng cán bộ, công chức vẫn còn chung chung, chưa phản ánh được kết quả công việc. Cách thức, phương pháp đánh giá chưa thực sự khoa học, chưa trở thành động lực cá nhân. Một số đối tượng không có trong quy định cho hưởng thu nhập tăng thêm dù là cán bộ, công chức, viên chức đang làm nhiệm vụ trên địa bàn TP như tòa án, viện kiểm sát, thi hành án dân sự…

Từ thực tiễn này, Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM Lê Minh Đức cho biết, cần tiếp tục có các chính sách đặc thù, giải pháp cụ thể về thu nhập. Trong đó, Trung ương cần tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về thu nhập tại TP.HCM trong thời gian tới, bao quát đầy đủ, cụ thể hóa từng đối tượng cán bộ, công chức đang làm việc trên địa bàn TP.

“Năng suất lao động nói chung của TP.HCM, ngoài năng suất lao động cao của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thì năng suất lao động của bộ máy hành chính cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Năng suất phục vụ công việc của đội ngũ này rất cao. Tính đến cuối năm 2021, tổng số cán bộ, công chức TP.HCM là 14.195 người. Tức là bình quân 1 cán bộ, công chức quản lý Nhà nước TP.HCM phục vụ 346 người dân thường trú trên địa bàn, trong khi bình quân cả nước khoảng 187 người dân/cán bộ, công chức quản lý Nhà nước”, ông Đức cho hay.

Cn cơ chế, chính sách mi đ đáp ng đ yêu cu phát trin

Trong thời gian thực hiện NQ54, có hơn 2 năm kinh tế TP.HCM chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nên nhìn chung chưa đạt kết quả như kỳ vọng, một số nội dung chậm được thực hiện, cũng có nội dung chưa thực hiện được.

Đơn cử như các nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn của doanh nghiệp Nhà nước thuộc TP quản lý; tiền sử dụng đất do bán tài sản của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn… chưa được thực hiện nên chưa có nguồn vốn đầu tư các công trình hạ tầng lớn trên địa bàn, chưa thật sự tạo động lực mới giúp TP phát triển nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng sống của nhân dân.

Theo nhiều nhà quản lý, thực tiễn quá trình triển khai thực hiện NQ54 và những khó khăn, thách thức đang bức thiết đòi hỏi Quốc hội nghiên cứu, ban hành một NQ mới phù hợp với đặc điểm TP.HCM để tiếp tục tạo động lực thúc đẩy TP bứt phá, tăng tốc phát triển nhanh và bền vững.

Một NQ mới thay thế NQ54 trên cơ sở vừa kế thừa những điểm tích cực tạo cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển TP.HCM. Đồng thời, NQ mới cần phải tích hợp, hội tụ các cơ chế, chính sách phù hợp thực tiễn TP.HCM đang bức bách đặt ra.

Bởi có nhiều lý do, trong đó, NQ54 sẽ hết hạn vào cuối năm 2022 nhưng có những vấn đề đang thực hiện theo cơ chế đặc thù. Để duy trì, thực hiện hiệu quả, tất yếu cần tiếp tục duy trì cơ chế, chính sách đặc thù này, hoặc nhanh chóng ban hành cơ chế, chính sách khác phù hợp với thực tiễn phát triển TP thời gian tới.

Hơn nữa, trong thời gian TP.HCM thực hiện NQ54, Chính phủ đã ban hành NQ76 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030, với nhiều chủ trương mang tính đột phá để phát triển nền hành chính Nhà nước. Đặc biệt là nội dung xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số mà TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước công bố Chương trình chuyển đổi số và Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025. Đây chính là một trong những lý do để TP cần tiếp tục duy trì cơ chế, chính sách đặc thù hoặc thực hiện cơ chế, chính sách mới góp phần thực hiện đạt hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030.

Bên cạnh đó, với lợi thế về nhiều mặt, TP có sức hút đầu tư, lao động vào loại lớn nhất cả nước, nhất là các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước. Thời gian qua, dưới những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, song TP vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 27,68% cả nước và số vốn đăng ký mới, chiếm 31,39% cả nước… Chính thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội năng động này, TP cần cơ chế, chính sách đáp ứng đủ yêu cầu phát triển.

Tương tự, TP cần huy động, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, cần thêm biên chế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới, đáp ứng quy mô 17 sở, 14 cơ quan ngang sở, 22 quận, huyện, 1 TP; hơn 1.800 đơn vị sự nghiệp và 23 hội đặc thù… Đây cũng chính là lý do TP.HCM cần một NQ mới thay thế NQ54.

Nguyn Minh Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)