Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần có giải pháp kết nối lao động

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhng tháng cui năm, nhu cu tuyn dng ca doanh nghip cũng như nhu cu tìm vic ca ngưi lao đng đu tăng. Tuy nhiên, nghch lý ch là doanh nghip li không tuyn đ lao đng như mong mun. 


Nhu cu tuyn dng cao nhưng doanh nghip khó tìm đưc lao đng đáp ng nhu cu

Khó tìm lao đng đáp ng yêu cu

Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục (Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM) cho biết trong tháng 10 và 11, trung tâm đã thu thập thông tin tuyển dụng của 58 doanh nghiệp với tổng nhu cầu là 4.204 lao động thông qua các phiên sàn giao dịch việc làm và số doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng tại trung tâm. Trong đó, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động thuộc nhóm lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất với 1.452 vị trí việc làm trống; kế tiếp là nhóm ngành kinh doanh – quản lý và ngành da giày – may mặc. Theo bà Thục, nhu cầu tìm việc của người lao động giai đoạn hiện nay tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất, bán hàng, giao hàng… Trong khi đó, nhu cầu tìm việc ở các ngành nghề trình độ cao thấp hơn trong giai đoạn này vì phần lớn người lao động sẽ không chuyển đổi công việc trong giai đoạn cuối năm để nhận được những chế độ phúc lợi dịp Tết Nguyên đán. Dù nhu cầu việc làm và tuyển dụng tăng cao, tuy nhiên doanh nghiệp lại “đỏ mắt” tìm được người lao động như mong muốn. Khó khăn chủ yếu mà doanh nghiệp gặp phải trong việc tuyển dụng lao động như cần thời gian, chi phí để đào tạo đội ngũ lao động phù hợp với đặc thù công việc của doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Đoan Trang (đại diện Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai) cho biết, thực trạng của thị trường lao động hiện nay là nhiều người mất việc làm trong khi nhiều doanh nghiệp không tuyển được lao động. Nguyên nhân chủ yếu do phần lớn người mất việc làm thuộc đối tượng lao động phổ thông, tay nghề thấp nên không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng; những đối tượng muốn chuyển đổi ngành nghề từ làm công ăn lương sang tự tạo việc làm. “Hiện nay có rất nhiều người chỉ chú trọng đến hưởng trợ cấp thất nghiệp, chưa thật sự có nhu cầu về tìm kiếm việc làm mới trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Họ chấp nhận làm công việc thời vụ hoặc lao động tự do để vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp vừa có thêm thu nhập”, bà Trang nói.

Xây dng cơ s d liu cung – cu lao đng

Ông Nguyễn Ngọc Phước (Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hậu Giang) cho hay, doanh nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển về các tỉnh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, vấn đề tuyển dụng lao động phù hợp với đặc thù từng ngành nghề còn nan giải. “Để tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu lao động cần có chính sách thu hút, kết nối lao động, đặc biệt là ở những tỉnh xa xôi”, ông Phước nêu ý kiến.

TP.HCM s t chc nhiu sàn giao dch vic làm đ kết ni vi các tnh

Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM vừa tổ chức sàn giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến liên kết khu vực TP.HCM với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh lân cận. Bà Huỳnh Lê Như Trang (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết sàn giao dịch lần này nhằm tăng cường sự kết nối giữa các địa phương trong việc giải quyết việc làm cho người lao động; giảm áp lực giải quyết việc làm, tình trạng lao động bên thừa bên thiếu cục bộ của các địa phương thời gian qua. Qua đó giúp giảm tình trạng thiếu hụt lao động tại một số địa phương; tạo cơ hội để người lao động tìm kiếm việc làm ở các tỉnh; doanh nghiệp ở các tỉnh tiếp cận được nguồn lao động dồi dào, chất lượng. Ngoài ra, sàn giao dịch còn là cơ hội để các tỉnh lân cận chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong việc tổ chức sàn giao dịch việc làm, công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, tư vấn học nghề cho người lao động… “Trong thời gian tới, TP.HCM sẽ tổ chức nhiều sàn giao dịch việc làm trực tiếp, trực tuyến để kết nối với các tỉnh. Cụ thể hóa nguồn lực, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng nhiều nhân lực hơn nữa”, bà Trang cho biết.


Ngư
i lao đng tìm hiu thông tin tuyn dng ti sàn giao dch vic làm trc tiếp liên kết khu vc TP.HCM vi 13 tnh đng bng sông Cu Long và các tnh lân cn

Đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm một số tỉnh cho rằng, để kết nối người lao động với doanh nghiệp cần xây dựng cơ sở dữ liệu cung cầu lao động liên thông giữa TP.HCM với các tỉnh. Cơ sở dữ liệu này sẽ giúp người lao động dễ dàng tiếp cận thông tin về các vị trí việc làm, các khóa học nghề… Đối với doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí tuyển dụng và nhanh chóng tìm được ứng viên phù hợp. Ông Nguyễn Thanh Phương (Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương) thông tin, thời gian qua trung tâm đã triển khai thực hiện và áp dụng một số ứng dụng công nghệ thông tin như phần mềm “ngân hàng việc làm” trong tư vấn giới thiệu việc làm; lập website: vieclambinhduong.vn… Bên cạnh đó, trung tâm còn sử dụng gói phần mềm tin nhắn SMS Brandname để cung cấp thông tin về sàn giao dịch việc làm cho người lao động và doanh nghiệp. “Thời gian tới, tỉnh Bình Dương tiếp tục đi sâu nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện các công cụ ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là “app việc làm” sẽ sớm được hoàn thiện và đưa vào sử dụng”, ông Phương chia sẻ.

Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục cho hay, từ nay đến cuối năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM tập trung tư vấn việc làm, giải quyết chế độ thất nghiệp cho người lao động để giúp họ duy trì cuộc sống hằng ngày trong khi tìm kiếm việc làm mới. Đồng thời, tư vấn nghề nghiệp cho người lao động thất nghiệp để giúp họ tìm kiếm hướng đi mới và đảm bảo sự ổn định trong cuộc sống. Ngoài ra, trung tâm cũng tăng cường công tác kết nối việc làm để người lao động sớm trở lại thị trường lao động. Cùng với đó, tư vấn cho người lao động các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề để giúp họ học các kỹ năng mới và chuyển đổi sang các ngành nghề có nhu cầu cao, phù hợp với thị trường lao động hiện nay.

Kiu Khánh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)