Y tế - Văn hóaThư giãn

Cần có sự công bằng!

Tạp Chí Giáo Dục

 Đến Quy Nhơn (Bình Định), du khách thường tham quan khu vực Ghềnh Ráng. Bởi ở đó có bãi tắm Hoàng Hậu và đồi Thi Nhân.

Tại đồi Thi Nhân, bên cạnh việc chụp hình lưu niệm cạnh ngôi mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử, du khách còn ghé tham quan gian hàng “bút lửa DZũ Kha – người giữ lửa thơ Hàn”.
Nhiều tác phẩm tại gian hàng của Dzũ Kha đều không ghi tên tác giả nội dung – Ảnh: NGUYỄN THỨ
“Bút lửa” là loại hình nghệ thuật thủ công xuất hiện ở Đà Lạt, TP.HCM vào thập niên 1970-1980. Đó là ngọn bút tự chế, dùng điện làm nóng đầu ngọn bút đốt (vẽ, viết…) lên mảnh thông làm thành sản phẩm lưu niệm. Sản phẩm lưu niệm của “bút lửa Dzũ Kha” là những câu thơ hay của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Bên cạnh đó và đa số còn có những câu châm ngôn, những câu thơ hay khác có đề tài cha, mẹ, tình yêu… của nhiều tác giả được “bút lửa Dzũ Kha” chọn và thực hiện trong sản phẩm.
Tuy nhiên, khi thực hiện xong những câu thơ lên sản phẩm và bán với giá 150.000 đồng – 250.000 đồng/sản phẩm, Dzũ Kha đều không ghi tên tác giả sáng tác những câu châm ngôn, câu thơ ấy mà anh ghi là “bút lửa Dzũ Kha”, mọi người sẽ hiểu “bút lửa Dzũ Kha” là tác giả. Ví dụ như các câu Hạnh phúc ơi mãi bên ta nhé. Để mỗi tinh mơ ta khẻ một nụ cười (thơ Đăng Học); “Hạnh phúc là có một cái gì đó để làm với một ai đó để yêu thương và một cái gì đó để hi vọng (châm ngôn Anh); Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe, trí tuệ (điều răn của Phật); Có khi Nhẫn để bình an/Có khi Nhẫn để thênh thang cõi lòng (Hoa Nghiêm)…
Quyền tác giả vậy là chưa được tôn trọng. Ở một địa chỉ văn hóa tồn tại hình ảnh ấy thật đáng buồn.
Theo TTO

 

Bình luận (0)