Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cần dạy học sinh bảo vệ môi trường đúng cách

Tạp Chí Giáo Dục

Các cuc thi tái chế rác thi trong trưng hc hin nay vi mc đích bo v môi trưng là tt, song cách thc thc hin thì còn nhiu điu phi bàn. Nhiu cuc thi bo v môi trưng li vô tình làm hi thêm… cho môi trưng.


Nhà trưng cn giáo dc hc sinh bo v môi trưng t nhng vic làm nh nht (nh minh ha)

Hiu sai v giá tr cuc thi bo v môi trưng

Từng tham gia nhiều cuộc thi bảo vệ môi trường do nhà trường phát động, Quỳnh Nga (học sinh một trường THCS tại TP.Thủ Đức) cho hay, các cuộc thi bảo vệ môi trường dưới các hình thức như thi thời trang tái chế, thiết kế đồ dùng học tập từ vật liệu tái chế, làm dự án học tập từ vật liệu tái chế…, với ý nghĩa rất đúng đắn, hướng đến việc tuyên truyền để học sinh, cộng đồng cùng nâng cao ý thức, chung tay bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cách thức thực hiện, triển khai ở nhiều lớp, ở nhiều học sinh lại vô tình đi ngược với mục tiêu này. “Khi thiết kế thời trang tái chế, học sinh nhiều lớp lại đi mua bịch ni-lông, giấy báo về để cắt dán sản phẩm mà không tận dụng từ chính giấy báo, bịch ni-lông cũ. Điều này mang nguy cơ cao làm gia tăng thêm ô nhiễm môi trường chứ không còn là bảo vệ môi trường như mục đích mà cuộc thi hướng tới”, Quỳnh Nga bày tỏ.

Tương tự, Thúy Hằng (học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) chia sẻ, bản thân rất tâm đắc với các dự án bảo vệ môi trường song hiện nay dường như các dự án này đang bị nhiều học sinh hiểu chưa đúng nên làm giảm đi giá trị, ý nghĩa hướng đến bảo vệ môi trường. Thúy Hằng băn khoăn: Một bộ phận các bạn học sinh mới chỉ quan tâm đến tính mới lạ, độc đáo, sáng tạo khi thiết kế các sản phẩm tái chế chứ chưa hướng đến mục đích của cuộc thi. Chưa tận dụng các vật liệu cũ, vật liệu đã qua sử dụng hoặc tái sử dụng lại những giấy báo, bịch ni-lông để thiết kế sản phẩm hướng đến tính tuyên truyền.

“Nhn thc ca nhiu hc sinh v vn đ bo v môi trưng vn chưa cao. Trong các cuc thi bo v môi trưng, nhiu bn ch nghĩ rng đó là các cuc thi chơi ch chưa phi là cách truyn thông bo v môi trưng”, Vân Anh (hc sinh Trưng THCS Nguyn Văn T, Q.10, TP.HCM) nói.

Trong khi đó, Vân Anh (học sinh Trường THCS Nguyễn Văn Tố, Q.10, TP.HCM) chia sẻ, hiện nay các bạn học sinh cũng như người dân trên địa bàn thành phố đều quan tâm đến vấn đề xây dựng thành phố văn minh, phát triển, môi trường sạch sẽ. Tuy nhiên, vấn đề xả rác, bảo vệ môi trường hiện vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ý thức của mỗi người chứ chưa hình thành thói quen. “Nhận thức của nhiều học sinh về vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa cao. Trong các cuộc thi bảo vệ môi trường, nhiều bạn chỉ nghĩ rằng đó là các cuộc thi chơi chứ chưa phải là cách truyền thông bảo vệ môi trường”, Vân Anh nói.

Theo đó, Vân Anh đề xuất thành phố xây dựng thêm các máy chuyển đổi tự động sách vở cũ, chai nhựa tái chế để đổi lấy các phần quà, từ đó đẩy mạnh hơn ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân, hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường tốt hơn.

Thay đi thói quen ca hc sinh

Vấn đề bảo vệ môi trường luôn được các trường học quan tâm, thực hiện đa dạng với nhiều biện pháp, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh.

Tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM), các chuyên đề hướng dẫn học sinh cách thức phân loại rác thải, nhận biết vai trò của môi trường cũng như tuyên truyền học sinh ý thức không xả rác bừa bãi luôn được quan tâm, thường xuyên thực hiện. Các câu khẩu hiệu như: “Mắt thấy rác, tay nhặt liền”, “Không xả rác bừa bãi mới là trò ngoan”… xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều khu vực trong trường đã dần hình thành thói quen về bảo vệ môi trường cho học sinh bằng những việc làm nhỏ nhất. “Với lứa tuổi học sinh tiểu học thì cần tác động đến thói quen, hành vi, nhận thức của các em. Điều quan trọng là từ những việc làm nhỏ đó các em đã hình thành được thói quen như không vứt rác bừa bãi, luôn bỏ rác đúng quy định. Tuy nhiên, song song với việc tuyên truyền, giáo dục thì hình thức khen thưởng động viên kịp thời cũng cần phát huy. Em nào làm những việc tốt như nhặt rác trong sân trường, tuyên truyền các bạn trong lớp không vứt rác bừa bãi… thì sẽ được giáo viên chủ nhiệm khen thưởng động viên kịp thời”, cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm) cho hay.


Hc sinh thu gom chai, l đ làm kế hoch nh góp phn bo v môi trưng

Tương tự, tại Trường THPT Tam Phú (TP.Thủ Đức), phong trào không sử dụng chai, lọ dùng một lần được học sinh toàn trường hưởng ứng rộng rãi. Khi đi học, học sinh trong trường đều mang theo chai nước tái sử dụng, điều này trở thành thói quen của nhiều học sinh. “Chúng em thấy vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề rất cấp bách và mỗi người đều cần phải chung tay bằng việc thay đổi chính thói quen của mình. Ở trường có rất nhiều cuộc thi về bảo vệ môi trường, các chuyên đề, chương trình, dự án học tập cũng hướng đến việc bảo vệ môi trường, giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết để thay đổi thói quen của bản thân và gia đình trong việc bảo vệ môi trường”, Nguyễn Tú Như (học sinh Trường THPT Tam Phú) cho hay.

Đại diện nhà trường phấn khởi chia sẻ, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục, qua các sân chơi mà học sinh được đóng góp ý tưởng, trực tiếp tạo ra các sản phẩm…, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh nhà trường đã ngày càng được nâng cao. “Chúng tôi không đặt mục tiêu rằng học sinh phải đi “giải cứu thế giới” mới là bảo vệ môi trường. Việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường chỉ đơn giản là làm sao thay đổi được những thói quen chưa đẹp, những hành động chưa đẹp làm ảnh hưởng đến môi trường như xả rác bừa bãi, sử dụng nhiều chai lọ dùng một lần, để các em có thể nhắc nhở nhau bỏ rác đúng nơi quy định trong trường, ở nhà, ngoài cộng đồng. Chỉ khi mỗi học sinh thay đổi được nhận thức, thái độ, hành vi thì các em sẽ tuyên truyền, nhắc nhở việc bảo vệ môi trường với gia đình, ba mẹ mình”, đại diện Trường THPT Tam Phú bày tỏ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)