Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Cần điều chỉnh lại cách tính điểm ưu tiên

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chính sách ưu tiên cn đưc điu chnh phù hp vi điu kin kinh tế – xã hi là điu mà Th trưng B GD-ĐT Bùi Văn Ga lưu ý khi bàn v vn đ cng đim ưu tiên đang nhn đưc s quan tâm cao bi dư lun xã hi.

Thí sinh làm th tc nhp hc ti Trưng CĐ Bách Vit TP.HCM

Cụ thể, có ý kiến cho rằng đợt xét tuyển vừa qua cho thấy việc cộng điểm ưu tiên đang nảy sinh những bất hợp lý, gây thiệt thòi cho thí sinh khu vực 3 điểm cao mà không trúng tuyển nguyện vọng 1 vào các ngành/trường yêu thích. Có phải đã đến lúc thay đổi cách tính điểm ưu tiên để tạo sự công bằng cho thí sinh?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhìn nhận, quy định cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực trong tuyển sinh đã được thực hiện từ rất nhiều năm nay. Quy định này cụ thể hóa các chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đối với người có công, con em dân tộc, thí sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội mà điều kiện sống, điều kiện học tập khó khăn hơn rất nhiều so với thí sinh sống ở thành phố.

Khi chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước thay đổi thì quy chế tuyển sinh cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp. Ví dụ, những địa phương trước đây thuộc khu vực khó khăn, nay điều kiện kinh tế – xã hội đã được cải thiện, không còn nằm trong danh sách các địa phương khó khăn thì việc cộng điểm ưu tiên đối với thí sinh cũng sẽ được điều chỉnh giảm.

Ở kỳ tuyển sinh ĐH năm nay, cách xét tuyển không giới hạn nguyện vọng được Thứ trưởng Bùi Văn Ga đánh giá là giải pháp hiệu quả giúp thí sinh tránh được rủi ro, thí sinh có điểm thi cao được trúng tuyển vào ngành/trường yêu thích phù hợp với kết quả thi. Theo ông Ga, những năm trước số nguyện vọng giới hạn, thí sinh phải cân nhắc thận trọng, phải phán đoán trước khi đăng ký xét tuyển và chấp nhận nhiều rủi ro. Còn năm nay, với số nguyện vọng không giới hạn, các em có thể đăng ký vào bất kỳ ngành/trường nào mà các em yêu thích.

Quy chế quy định, nguyện vọng của thí sinh được xét bình đẳng như nhau. Nếu không trúng tuyển nguyện vọng cao thì các em sẽ được xét nguyện vọng tiếp theo bình đẳng với các nguyện vọng khác. Vì thế năm nay những thí sinh điểm cao mà quyết tâm đi học sẽ chắc chắn trúng tuyển vào một ngành/trường phù hợp với kết quả thi và không có sự rủi ro như những năm trước đây.

Khi chính sách ưu tiên ca Đng và Nhà nưc thay đi thì quy chế tuyn sinh cũng đưc điu chnh li cho phù hp.

“Chẳng hạn, ngành y đa khoa nếu Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y Dược TP.HCM lấy điểm chuẩn là 29,25 thì những trường ĐH khác cũng đào tạo ngành này lấy điểm chuẩn thấp hơn như: ĐH Y Dược Huế (28,25 điểm), ĐH Y Thái Bình (27,5 điểm), ĐH Y Dược Hải Phòng (27 điểm), ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (27 điểm), Khoa Y Dược ĐH Đà Nẵng (26,25 điểm)… Nếu thí sinh thi được 27 điểm, muốn học ngành y đa khoa và đã đăng ký vào các trường có đào tạo ngành này thì không thể trượt được”, ông Ga dẫn chứng.

Tính đến nay, sau đợt xét tuyển đầu tiên, cả nước có 170/322 trường đạt được chỉ tiêu tuyển sinh, trong khi cùng thời điểm này những năm trước, chỉ vài chục trường đạt được. Hiện nay, việc xác nhận nhập học và làm thủ tục nhập học đang diễn ra tại nhiều trường ĐH-CĐ trên cả nước. Được biết, một số trường CĐ hiện cũng đã tuyển đủ chỉ tiêu. Trong đó, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng đã xét tuyển đủ 3.000 chỉ tiêu. Trường CĐ Kinh tế đối ngoại trong hơn một tuần cũng nhận được 6.000 hồ sơ nhưng chỉ lấy 3.000 chỉ tiêu với mức điểm chuẩn chung cho các ngành bằng điểm sàn ĐH của bộ. Tương tự, Trường CĐ Bách Việt nhận được hơn 500 hồ sơ thí sinh đăng ký trực tiếp những ngày qua, trước đó, trường nhận còn được khoảng hơn 2.000 hồ sơ đăng ký trực tuyến.

Bài, nh: T.Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)