Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Cân điêu móc túi người tiêu dùng

Tạp Chí Giáo Dục

Cân điêu hoành hoành không chỉ tại các khu vực chợ tạm, bán hàng rong, mà còn tung hoành tại các khu chợ cho SV, công nhân, người bán nhiều khi núp bóng giá rẻ để câu kéo người mua.

Việc tính toán bữa ăn cho gia đình với số tiền cố định nhưng phải đảm bảo được cả chất và lượng đang là một bài toán nan giải đối với nhiều người. Vì vậy, những nơi có giá niêm yết rẻ hơn thường được người tiêu dùng lựa chọn. Thế nhưng đi đến đâu dường như các bà nội trợ đều bị người bán cân thiếu đến đó.
Hiện nay có rất nhiều nơi "chế tạo cân theo yêu cầu". Ảnh minh họa
Chị Nguyễn Thị Nguyệt Hằng, ở đường Đồng Đen, quận Tân Bình (TP.HCM) bức xúc: “Vừa rồi thấy sạp cá bà Y ở chợ gần nhà bán giá rẻ hơn chỗ khác đến 5.000 đồng/kg, hàng lại tươi, tôi mua 1kg cá thu giá 115.000 đồng. Khi về đến nhà, tôi mang sang tiệm tạp hóa hàng xóm nhờ cân thử, phát hiện thiếu gần một lạng. Như vậy, chẳng những giá bán không rẻ, mà còn mất toi 10.000 đồng vì bị cân điêu”.
Tương tự, chị Trần Thị Hà, nhà ở đường Dương Bá Trạc, quận 8 kể, hôm trước chị ghé chợ Rạch Ông, thấy chuối bán giá 6.000 đồng/kg, rẻ hơn ở sạp 2.000 đồng lại khá ngon, nên quyết định mua. Mặc dù đã nhìn đi nhìn lại thấy họ cân đúng, nhưng khi về cân lại thiếu gần 2 lạng.
Chị Phan Ánh Nguyệt, công nhân ở Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 than thở, hầu hết những người bán hàng ở khu chợ công nhân trên đường Huỳnh Tấn Phát đều dùng chiêu giảm giá nhưng cân thiếu. Chẳng hạn, cà chua ở chợ thường bán 14.000 đồng/kg, thì đây họ chỉ bán 10.000 đồng/kg, song mỗi cân chỉ còn lại 6 – 8 lạng.
Không riêng khu vực này, mà hầu hết các khu chợ “chồm hổm” ở những khu công nghiệp, nội ngoại thành đều xảy ra tình trạng như vậy. Bà B bán sạp cá ở trước Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân trần tình: "Thời buổi khó khăn, mua bán phải khôn một chút mới có lời, thành thử đôi lúc buộc người bán phải cân non để bù đắp vào phần giảm giá".
Trước đây, cân đối chứng được các ban quản lý chợ trang bị để người dân chống cân điêu nhưng nay hầu như không còn. Ảnh: Internet.
Cũng là cân điện tử từ 12 đến 60kg của những người bán hoa quả trên đường Võ Thị Sáu, quận 3, cùng một loại quýt, cùng bán trên một đoạn đường, chất lượng như nhau, nhưng giá dao động từ 8.000 – 20.000 đồng/kg.
Thậm chí, có người bán treo 2 bảng báo với 2 giá niêm yết khác nhau trên cùng 1 sọt trái cây, biển trên giá 18.000 đồng/kg, còn dưới giá 25.000 đồng/kg. Khi PV thắc mắc, một người bán hàng ở đây bình thản cho biết “tiền nào của nấy”?!
Nhiều người tiêu dùng cho rằng, với việc “nói thách” dù sao cũng dễ đối phó, miễn sao “thuận mua vừa bán”. Riêng việc cân thiếu mới thật sự là nỗi khổ của người nội trợ bởi không sao trị được.
Các xe bán hàng lưu động luôn áp dụng chiêu "cân điêu bù giảm giá". Ảnh: Trần Nhã.
Những loại hàng rẻ tiền không đáng nói, nhưng những mặt hàng đắt tiền như thịt, cá hay bào ngư, vi cá, thì số tiền người mua chịu thiệt vì cân gian không ít.
Không chỉ cần điêu, việc đo vải may, cân đo vật liệu xây dựng "hao hụt"… người mua cũng chịu chung cảnh ngộ.
TheoInfonet

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)