Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cần định hướng đúng về khởi nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Nhn thy xu hưng mun khi nghip ngay t bc THPT ca mt b phn hc sinh trong trưng nhưng đa phn đu không lưng trưc đưc nhng ri ro tim n, cô Trn Ngc Trân (giáo viên môn văn) và Nguyn Đng Minh Trang (hc sinh lp 11A14) Trưng THPT Trưng Vương (Q.1, TP.HCM) đã trin khai nghiên cu đ tài “Nhn thc ca hc sinh THPT v khi nghip và xu hưng tiếp cn vi d án khi nghip trong nhà trưng”.

Cô Ngc Trân (trái) và Minh Trang k vng đ tài có th giúp đưc hc sinh trang b nhiu k năng v khi nghip

Đề tài bước đầu đã định nghĩa về “khởi nghiệp” và những hoạt động có thể được áp dụng khi khởi nghiệp từ bậc THPT, đồng thời đưa ra được những giải pháp cung cấp kiến thức một cách đầy đủ nhất cho học sinh về khởi nghiệp. Đề tài trên từng đoạt giải khuyến khích cấp thành phố về nghiên cứu khoa học.

Khi nghip là… m ca hàng kinh doanh?

Đây là “kết quả” mà nhóm nghiên cứu ghi nhận sau khi tiến hành khảo sát nhận thức về khởi nghiệp ở khoảng 500 học sinh trong trường qua phiếu và online (trực tuyến). “Có khoảng 15 câu hỏi được đưa ra. Đó là những câu hỏi đơn giản xoay quanh chủ đề về khởi nghiệp như các bạn hiểu thế nào về khởi nghiệp, kể tên một vài doanh nghiệp tiêu biểu về khởi nghiệp tại Việt Nam mà bạn biết, dự định khởi nghiệp hoặc lĩnh vực khởi nghiệp của bạn là gì…”, Minh Trang cho biết.

Theo Minh Trang, ban đầu đề tài mà nhóm nghiên cứu chọn là về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, nhóm nhận thấy đây là một đề tài rất rộng, bao hàm rất nhiều lĩnh vực, khó khăn trong việc tìm tài liệu nghiên cứu. Do đó, nhóm đã chọn đề tài về khởi nghiệp – lĩnh vực đang được rất nhiều học sinh trong trường quan tâm. “Bạn bè trong trường đặc biệt thích những câu chuyện về khởi nghiệp. Rất nhiều bạn đã đứng ra buôn bán quần áo, giày dép, mỹ phẩm online. Nhưng các bạn đa phần lại không thật sự hiểu bản chất khởi nghiệp là gì và cần phải có những tố chất gì, rủi ro ra sao, ngoài quan niệm khởi nghiệp là mở cửa hàng kinh doanh. Do đó, việc cung cấp những thông tin chính thống, khoa học nhất, đầy đủ nhất về khởi nghiệp cho các bạn từ bậc THPT là rất cần thiết”, Minh Trang chia sẻ.

Với cô Ngọc Trân, trong quá trình giảng dạy, cô nhận ra rằng với môi trường mở và năng động thì những tác động của xã hội lên tư duy của học sinh là rất lớn. Rất nhiều học sinh đã sớm có tư duy về khởi nghiệp, về “làm ăn buôn bán” ngay từ trong nhà trường với những dự án nhỏ như buôn bán quần áo, mỹ phẩm… “Đề tài chỉ mong muốn làm rõ hơn nữa những nhu cầu khởi nghiệp của các em học sinh để đưa ra những định hướng khởi nghiệp đúng đắn”, cô Ngọc Trân nói.

Bên cạnh việc khảo sát trong học sinh, nhóm nghiên cứu còn khảo sát nhiều giáo viên bộ môn trong trường về vấn đề khởi nghiệp. Kết quả rút ra là hầu như các thầy cô đều mong muốn có những buổi tư vấn kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh vì thực tế hiện nay sách giáo khoa chưa đề cập chút nào về khởi nghiệp ngoài môn GDCD có nhắc đến kinh tế ở mức vĩ mô. Tuy nhiên, các thầy cô cũng chia sẻ rằng học sinh THPT không nên bắt tay vào khởi nghiệp mà cần tập trung vào việc học cho thật tốt. Còn chuyện khởi nghiệp chỉ dừng ở mức tìm hiểu lý thuyết, nắm bắt các kỹ năng… 

Đưa khi nghip vào nhà trưng đng ri ro

Từ thực tế nghiên cứu, nhóm đã đưa ra các giải pháp để học sinh có những hiểu biết về khởi nghiệp, kỹ năng khởi nghiệp, cùng các rủi ro và cách lường trước rủi ro trong quá trình khởi nghiệp.

“Khởi nghiệp là một cụm từ mới, chỉ mới xuất hiện trong xã hội thời gian gần đây. Bởi vậy, không có một tài liệu chính thống nào đưa ra định nghĩa về khởi nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã ghép hai định nghĩa “Start up” trong từ điển tiếng Anh và thuật ngữ “kinh doanh” trong từ điển tiếng Việt để đưa ra định nghĩa về khởi nghiệp. Theo đó, khởi nghiệp là bắt đầu một công việc nào đó sinh lợi nhuận với 4 bước cơ bản: sản phẩm, thị trường, marketing và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn cần một định nghĩa về khởi nghiệp một cách đúng đắn nhất từ các nhà nghiên cứu”, cô Ngọc Trân cho hay.

Ở góc độ nghiên cứu trên, nhóm đã đưa ra hai hướng giải quyết để khởi nghiệp có thể “đường đường chính chính” đi vào nhà trường. Theo đó, hướng thứ nhất có thể xây dựng các cuộc thi về khởi nghiệp trong nhà trường; đưa ra những tư vấn, hướng dẫn học sinh có quan tâm về khởi nghiệp những kỹ năng về khởi nghiệp, để các em biết rằng trong phạm vi nhà trường bản thân mình nên làm gì đối với vấn đề này. Ở hướng thứ hai, nhóm đưa ra đề xuất đưa khởi nghiệp vào giáo trình giảng dạy, các chương trình ngoại khóa… “Trong năm học, nhà trường tổ chức những buổi hướng nghiệp, lồng ghép các kỹ năng có liên quan đến khởi nghiệp. Nhưng xa hơn nữa, có thể đưa khởi nghiệp đến gần học sinh hơn bằng cách xây dựng chương trình tích hợp với khởi nghiệp ở các môn liên quan như GDCD, công nghệ, bởi hai môn này có nhiều bài học liên quan đến khởi nghiệp. Hoặc đưa khởi nghiệp, kinh doanh thành những môn học tự chọn, để học sinh lựa chọn theo năng lực, sở thích của bản thân”, cô Ngọc Trân đề xuất.

Ở khía cạnh khác, nhóm nghiên cứu cho rằng vấn đề khởi nghiệp nếu không được trang bị đúng đắn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và rủi ro. Cụ thể, ở bậc THPT, kiến thức về khởi nghiệp chỉ trang bị ở mức hiểu biết. Tức là trang bị những kiến thức và kỹ năng căn bản, cùng các rủi ro có thể xảy ra, từ đó giúp học sinh nhận ra bản thân có phù hợp hay không, không chạy theo trào lưu. Để khi ra trường, các em bắt tay vào thực hành khởi nghiệp không thấy bỡ ngỡ…

“Bạn bè em lập hẳn trang web và mời một vài bạn làm người mẫu giới thiệu sản phẩm. Thế nhưng, ở đây khởi nghiệp chỉ là sự tự phát, các bạn không đưa ra được chiến lược dài hơi, không có giải pháp hạn chế những rủi ro nên có thể thất bại ở bất cứ khâu nào”, Minh Trang dẫn chứng.

Yến Hoa

Bình luận (0)