Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cần doanh nghiệp chung tay trong đào tạo nghề

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ngưi lao đng có tay ngh là tài sn vô giá ca doanh nghip, nhưng s doanh nghip quan tâm đu tư mt phn chi phí kinh doanh đ đào to ngh là rt ít.

Công ty c phn Sài Gòn Food đã phi hp vi Trưng TC Thy sn m lp đào to h TC ngành công ngh k thut chế biến và bo qun thy sn cho công nhân trong công ty. Trong nh: Công nhân thc hành trên dây chuyn sn xut cháo tươi

Doanh nghip FDI ch đng đào to ngh cho ngưi lao đng

TS. Nguyễn Minh Thạnh (Giám đốc Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao TP.HCM) cho rằng lao động Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu không chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ đầu hoặc có hướng đào tạo lại nâng cao tay nghề, kỹ năng hội nhập thì nguy cơ thất nghiệp càng cao.

Ông Thạnh cho biết một số doanh nghiệp than phiền chất lượng đào tạo nghề hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của họ. Tuy nhiên, khi được mời tham gia tư vấn, phối hợp đào tạo theo yêu cầu thì lại từ chối khéo. Ông Thạnh cũng đánh giá cao trách nhiệm của các doanh nghiệp FDI tại TP.HCM khi luôn chủ động tham gia đào tạo nghề cho chính lao động của mình. Đây chính là tài sản vô giá của doanh nghiệp trong định hướng phát triển thị trường.

Theo báo cáo của Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH), trong năm 2017 chỉ có 36,29% doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động, doanh nghiệp FDI tổ chức đào tạo nghề cho lao động chiếm đến 56,7%. Đáng nói là doanh nghiệp hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo nghề cho người lao động chỉ 9,11%, trong đó cao nhất là doanh nghiệp Nhà nước với 23,54%.

Ông Trần Văn Nam (Giám đốc đào tạo Trường CĐ FPT cơ sở TP.HCM) khẳng định trước yêu cầu nguồn nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bản thân người lao động phải chủ động trang bị cho mình nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng hội nhập, không trông chờ vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, rất cần sự chung tay của doanh nghiệp.

Cuối năm 2017, Công ty cổ phần Sài Gòn Food đã phối hợp với Trường TC Thủy sản khai giảng lớp TC công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thủy sản. Theo đó có 51 học viên là công nhân, tổ trưởng sản xuất trực tiếp, trong đó có 19 học viên trình độ THCS được miễn học phí theo quy định, còn lại Sài Gòn Food hỗ trợ 100% học phí.

Bà Lê Thị Thanh Lâm (Phó Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Food) cho biết công ty luôn đặt giá trị con người là yếu tố quan trọng và coi đó là tài sản quý giá. Để đáp ứng yêu cầu công việc, nhiều năm nay Sài Gòn Food luôn quan tâm, tổ chức đào tạo chuyên môn, huấn luyện kỹ năng mềm cho công nhân. Lớp học cũng nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, gắn bó lâu dài với công ty, đồng thời giải quyết tâm tư, nguyện vọng của công nhân với nhu cầu học nghề để có tấm bằng đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập, có cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Qua kết quả khảo sát nhu cầu học bồi dưỡng nâng cao tay nghề của người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp do Sở LĐ-TB&XH TP.HCM phối hợp với Liên đoàn Lao động TP tổ chức, cho thấy hầu hết người lao động có nhu cầu học nghề nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng nhưng không có điều kiện, cụ thể là thời gian và tài chính.

Chia s v thi gian và tài chính

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) nhận định, tỷ lệ doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động vẫn còn rất thấp, trong khi điều 60 của Luật Lao động có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

Tuy nhiên, ông Lâm khẳng định chất lượng nguồn nhân lực tại nhóm doanh nghiệp FDI ngày càng được nâng lên rõ rệt. Có được kết quả này là nhờ doanh nghiệp FDI chú trọng dành một phần lớn trong tổng chi phí kinh doanh để đào tạo nghề. “Từ mô hình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động tại chỗ của doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước cần học tập để triển khai sớm, bởi chỉ mất rất nhỏ trong chi phí kinh doanh nhưng về lâu dài, doanh nghiệp được nhiều cái lợi và rõ nhất là năng suất lao động tăng, đồng nghĩa doanh thu tăng”, ông Lâm nói.

Để giải quyết khó khăn về tài chính cũng như thời gian học nghề cho người lao động, ông Lâm cho biết ngoài ngân sách của TP, các doanh nghiệp cũng chia sẻ phần nào xem như là trách nhiệm với người lao động để họ yên tâm làm việc lâu dài. Theo đó, doanh nghiệp đóng góp bằng cách tạo điều kiện cho người lao động nghỉ 1 giờ/ ngày nhưng vẫn được hưởng lương. Đồng thời để tiết kiệm thời gian, các doanh nghiệp lập danh sách người lao động có nhu cầu học nghề, căn cứ vào số lượng, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM sẽ bố trí các lớp học tại doanh nghiệp hoặc tại cụm địa bàn.

T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)