Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần đổi mới tư duy trong hoạt động xuất bản, phát hành sách

Tạp Chí Giáo Dục

Do tác đng ca dch Covid-19, so vi năm 2019, các ch s v sn lưng, doanh thu ca hot đng xut bn đu gim. Tuy nhiên, cht lưng ni dung xut bn phm có nhiu chuyn biến tích cc. Các nhà xut bn đã có nhiu n lc trong khai thác, t chc bn tho, xut bn đưc nhiu xut bn phm giá tr, phc v kp thi, hiu qu các nhim v chính tr ca đt nưc…


Ni dung xut bn phm hin có nhiu chuyn biến tích cc

Đánh giá này được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2021 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức mới đây tại TP.HCM.

Các nhà xut bn có nhiu n lc

Theo ông Nguyễn Nguyên – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông, tính hết năm 2020, cả nước có 59 nhà xuất bản, trong đó có 16 nhà xuất bản hoạt động theo mô hình doanh nghiệp (Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước) và 43 đơn vị sự nghiệp công lập. Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, so với năm 2019, các chỉ số về sản lượng, doanh thu của hoạt động xuất bản đều giảm, tuy nhiên, mức giảm thấp so với nhiều lĩnh vực truyền thông và dịch vụ văn hóa khác. Một số nhà xuất bản vượt qua khó khăn, thách thức, có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tốt như: Nhà xuất bản Tư pháp, Nhà xuất bản Thông tấn, Nhà xuất bản Lao động, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Nhà xuất bản Kim Đồng. Một số đơn vị phát hành cũng nỗ lực vượt khó, đẩy mạnh xuất khẩu sách; tìm kiếm thị trường mới, theo phương thức mới, hội nhập quốc tế, như: Công ty TNHH Sách Wabooks, Công ty cổ phần Sách Alpha (Alphabooks); Công ty Văn hóa Hương Trang (nhà sách Quang Bình)…


Các công ty, nhà xut bn cn thay đi đ bt kp vi xu thế

Chất lượng nội dung xuất bản phẩm có nhiều chuyển biến tích cực, các nhà xuất bản đã có nhiều nỗ lực trong khai thác, tổ chức bản thảo, xuất bản được nhiều xuất bản phẩm giá trị, phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Bên cạnh đó, các nhà xuất bản tiếp tục chú trọng, đẩy mạnh xuất bản các mảng sách quan trọng, như: sách có nội dung đấu tranh phản bác lại những luận điệu sai trái, thù địch; sách tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền biển đảo; sách thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; sách kỹ năng, dạy nghề, lập nghiệp, khởi nghiệp. Nhiều cuốn sách có giá trị, thu hút được nhiều bạn đọc và được in với số lượng lớn, như cuốn: Con chim xanh biếc bay về (in 130.000 bản); Muôn kiếp nhân sinh (in 210.000 bản); Đắc nhân tâm (in 70.000 bản); Truyện kinh thánh dành cho thiếu nhi (in 65.000 bản)… Đặc biệt, để chung tay đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, một số nhà xuất bản đã chủ động, tổ chức xuất bản sách cung cấp hệ thống kiến thức về phòng, chống dịch bệnh nói chung, dịch Covid-19 nói riêng; nêu cao tinh thần đoàn kết, kết nối yêu thương, “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong những ngày chống dịch Covid-19.

Năm 2020, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 nên công tác triển lãm, hội chợ sách trong và ngoài nước đã có nhiều thay đổi. Triển lãm sách, hội chợ sách đã được thực hiện theo hình thức trực tuyến trên nền tảng mạng internet tại địa chỉ book365.vn, sử dụng công nghệ hiện đại với nhiều tính năng ưu việt, giao diện bắt mắt nên đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng xã hội.

Đi mi tư duy đ phù hp vi xu thế

Thực tế cho thấy cuộc cách mạng công nghệ 4.0, toàn cầu hóa, ảnh hưởng Covid-19… đã làm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen của mỗi người, buộc mỗi ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp, tổ chức, mỗi cá nhân phải thích ứng, thích nghi với sự phát triển.

Để việc này được thực hiện hiệu quả, ông Lê Mạnh Hùng – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, các cơ quan chủ quản, nhà xuất bản, đơn vị phát hành sách phải đổi mới tư duy trong công tác xuất bản, phát hành sách hiện nay nhằm thích ứng với mọi đối tượng người đọc, hướng đến con người nhưng phải theo quy luật thị trường. Cụ thể, các cơ quan chủ quản cần quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí, con người, cơ sở vật chất để hỗ trợ nhà xuất bản của mình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trong khi đó, các nhà xuất bản cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng phương thức, nội dung kinh doanh cụ thể, nhất là xây dựng đội ngũ, gắn liền với đó là việc tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của thị trường. Các nhà xuất bản, công ty sách phải là những bà đỡ cho những tác phẩm có giá trị; quan tâm khai thác, bám sát đời sống thực tiễn, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của từng ngành và nhu cầu của người dân, để làm sao có nhiều sách hay vừa phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, vừa phục vụ cho người dân đồng thời tạo được bản sắc riêng của nhà xuất bản.

Ông Lê Mạnh Hùng – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, các cơ quan chủ quản, nhà xuất bản, đơn vị phát hành sách phải đổi mới tư duy trong công tác xuất bản, phát hành sách hiện nay nhằm thích ứng với mọi đối tượng người đọc, hướng đến con người nhưng phải theo quy luật thị trường.


Đc sách online là xu hưng ca nhiu bn đc ngày nay

Đại diện Công ty TNHH văn hóa sáng tạo First News – Trí Việt cho biết, công ty không chạy theo những loại sách xu hướng nhất thời như truyện ngôn tình mà chọn những đầu sách có giá trị về tư duy và cuộc sống.

Theo đơn vị này, các công ty sách nên có sự cộng lực với các doanh nghiệp lớn ngoài ngành để xuất bản những cuốn sách có giá trị đến người dân thay vì chỉ để các nhà xuất bản tự làm. Đồng thời đơn vị này cũng kêu gọi tất cả công ty sách và nhà xuất bản chung tay đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt chống vi phạm bản quyền.

Nói về đơn vị của mình, bà Khúc Thị Hoa Phượng – Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ cho hay, đơn vị cũng đang thay đổi công tác truyền thông với những mảng sách là thế mạnh của mình. Theo đó, đơn vị sẽ đầu tư cho hình thức sách, tập trung kinh phí làm phiên bản sách đặc biệt dành cho bạn đọc yêu sách và sưu tầm sách…

Bài, ảnh: Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)