Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần đơn vị khảo thí độc lập để đánh giá thực chất năng lực học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Đến lúc cn phi có mt đơn v kho thí đc lp bc ph thông, đ không còn tình trng dù dy theo năng lc, phát trin phm cht nhưng ngay trong cùng mt đa phương, qun này vn phi “ngó” qun kia.


Các chuyên gia giáo dc cho rng trưc hết cn thay đi quan đim dy hc phát trin năng lc hc sinh t đó mi có th mnh dn thay đi cách đánh giá

Việc dạy học và kiểm tra đánh giá bậc phổ thông hiện đang chuyển hướng tiếp cận năng lực học sinh theo Chương trình GDPT 2018. Thế nhưng, thực tế nhiều địa phương, nhất là những địa phương lớn như Hà Nội, TP.HCM lại chưa dám sử dụng kết quả này để làm căn cứ xét tuyển trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10, với lý do là lo sợ sự không công bằng khi kết quả học tập bậc THCS chưa phản ánh đúng thực chất năng lực học sinh.

Giai đoạn 2009-2011, TP.HCM sử dụng thí điểm xét tuyển vào lớp 10 ở một số trường THPT ngoại thành theo hình thức xét tuyển bằng kết quả học tập của học sinh 4 năm THCS. Ngay sau đó, địa phương này đã phải lập tức quay trở lại hình thức thi tuyển cũ vì các trường được thí điểm phàn nàn về chất lượng đầu vào khi có sự chênh lệch trong đánh giá học bạ của học sinh. Đến nay, hơn 10 năm đã trôi qua, giáo dục đang chuyển hướng dạy học theo năng lực nhưng kết quả học tập của học sinh tại các nhà trường vẫn chưa thể nào được tin tưởng để sử dụng làm thước đo chất lượng. Ngay trong công tác kiểm tra cuối học kỳ ở bậc trung học, nhiều quận huyện tại TP.HCM vẫn chưa dám trao quyền cho các cơ sở giáo dục để đánh giá học sinh.

Lý giải về thực trạng này, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo một quận vùng ven thừa nhận, dạy học theo năng lực, cá thể hóa song đánh giá vẫn phải theo một khung chung, cụ thể ở các môn học thi tuyển sinh vào lớp 10 thì phòng vẫn phải ra đề chung cho các trường, vì nếu trao toàn quyền cho từng đơn vị thì kết quả đánh giá sẽ thiên lệch vì cách thức đánh giá của giáo viên ở mỗi trường sẽ mỗi khác, từ đó tạo ra sự không công bằng trong kết quả đánh giá học sinh.

“Điều cần thiết hiện nay là cần có một đơn vị khảo thí giáo dục độc lập ở bậc phổ thông, để có thể sử dụng chính kết quả đánh giá đó làm thước đo giữa các đơn vị. Vì chưa có đơn vị đánh giá độc lập nên chúng ta vẫn chưa thể nào sử dụng chính kết quả đánh giá ở các nhà trường để so với nhau, ngay trong việc xét tuyển vào lớp 10” – phó hiệu trưởng một trường THCS chia sẻ. Từ lâu một số nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng hình thức đánh giá giáo dục độc lập cho các trường phổ thông. Đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm ra đề kiểm tra định kỳ cho các cơ sở giáo dục để đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh. Giáo viên nhà trường sẽ không can dự vào phương thức đánh giá này.

“Nếu chúng ta có một đơn vị độc lập chịu trách nhiệm này thì đánh giá kết quả học tập của học sinh giữa các nhà trường, quận huyện sẽ có sự đồng đều. Lúc này thì hoàn toàn có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT. Điều này cũng phù hợp với đổi mới giáo dục” – vị này khẳng định.

Nếu chưa thay đi đưc quan đim t chc dy hc theo phát trin năng lc thì chưa bàn đến k thi đánh giá năng lc hc sinh

PGS.TS Dương Bá Vũ – Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đánh giá, thực chất Chương trình GDPT 2018 mới chỉ đang triển khai theo mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong vài năm. Với cấp THCS hiện chỉ là lớp 6 và 7. Trong khi các biểu hiện của năng lực, phẩm chất cần quá trình để hình thành và phát triển – tức là cần thời gian.

Do vậy, để đánh giá được năng lực, phẩm chất, cần thay đổi toàn diện trước tiên từ quan điểm quản lý, quan điểm tổ chức dạy học phù hợp mục tiêu phát triển năng lực ngay từ lãnh đạo cấp sở, phòng. Điều đó thực tế chưa được thể hiện rõ ràng. Chính từ đây, mới có thể có các chỉ đạo đúng, trúng về đánh giá năng lực học sinh. Nếu từ đây chưa ổn, thì bàn đến các kỳ thi, các kỳ đánh giá năng lực sẽ chưa đúng lúc.


Hi
n nay, vic dy hc theo năng lc hc sinh nhưng đánh giá vn gn như chưa theo kp

NGƯT Nguyễn Văn Ngai – nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nhìn nhận, việc đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa cần phải đồng bộ với đổi mới kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, thực tế đang tồn tại rằng việc đánh giá theo năng lực học sinh song lại không dám tin tưởng để sử dụng kết quả đánh giá đó.

Ông nêu rõ: Công tác kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay gần như “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Tức là chúng ta tự giảng dạy, tự xây dựng và tự kiểm định lẫn nhau cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng giảng dạy chứ không có một đơn vị độc lập, một bên thứ ba nào đứng ra kiểm định.

“Đã đến lúc cần phải suy nghĩ về việc có một trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập để sử dụng làm phương thức chuẩn, đánh giá học sinh. Điều này là phù hợp và cần thiết với việc kết hợp đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy và đánh giá. Một tổ chức đánh giá độc lập sẽ tạo thước đo chung và thúc đẩy việc dạy và học” – NGƯT Nguyễn Văn Ngai đề xuất.

GS.TS Huỳnh Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đánh giá, nếu được quyền quyết hình thức nào để tuyển sinh lớp 10 thì một trong những cách thức nhẹ nhàng nhất là có một đơn vị có kinh nghiệm và công cụ đánh giá khách quan là hợp lý nhất. Việc xét học bạ sẽ dẫn đến một nguy cơ cao là “làm sạch học bạ”, lúc đó sẽ rất khó trong việc phân luồng, xét tuyển. Đánh giá độc lập là hình thức đánh giá mà nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đều lựa chọn, không vì lý do quen học sinh này, học sinh kia mà nâng đỡ…

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)