Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Cần Giờ sắp có xe buýt điện mini

Tạp Chí Giáo Dục

UBND TP.HCM đã chp thun thí đim loi hình xe buýt đin mini dưi 15 ch chy huyn Cn Gi, ch khách đến các khách sn, khu du lch theo hình thc hp đng. Thi gian thí đim là 2 năm hoc đến khi Lut Giao thông đưng b mi đưc ban hành. Xe buýt đin s mang li li ích kép: Góp phn gii quyết nhu cu đi li ca ngưi dân và gim ô nhim cho các đô th.


Loi hình xe buýt đin đưc S GTVT TP.HCM cho chy thí đim ti hai nơi là trung tâm TP và khu đô th Phú M Hưng. Ảnh: IT

Thí đim trong 2 giai đon

Theo đó, loại hình xe buýt điện mini dưới 15 chỗ chạy ở huyện Cần Giờ sẽ được thí điểm trong 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (từ 6-12 tháng) với 6 xe và giai đoạn 2 bổ sung 14 xe. Người điều khiển phương tiện phải có bằng B2 trở lên và được tập huấn nghiệp vụ theo quy định của Bộ GTVT.

Thời gian hoạt động của xe buýt điện từ 5 giờ đến 22 giờ mỗi ngày. Xe sẽ ngưng hoạt động khi có mưa, bão, thời tiết xấu để đảm bảo lộ trình di chuyển và an toàn cho hành khách. Đặc biệt, UBND TP cũng đưa ra vành đai hạn chế hoạt động của các tuyến xe buýt điện cụ thể là: Bến tàu Tắc Suất – Tắc Xuất – Đào Cử – Duyên Hải – Rừng Sác – Lý Nhơn – Rừng Sác – Bà Xán – Tam Thôn Hiệp – Rừng Sác – Duyên Hải – Thạnh Thới – Lương Văn Nho – Tắc Xuất – Bến tàu Tắc Suất.

Lộ trình đi lại cho xe buýt điện được thí điểm: Lộ trình 1: Bến tàu Tắc Suất – Tắc Xuất – Bến xe Cần Giờ – Đào Cử – Duyên Hải. Lộ trình 2: Bến tàu Tắc Suất – Lương Văn Nho – Thạnh Thới – Khu du lịch 30-4. Lộ trình 3: Bến tàu Tắc Suất – Lương Văn Nho – Phan Trọng Tuệ – Duyên Hải – chợ Đồng Hòa. Lộ trình 4: Bến tàu Tắc Suất – Lương Văn Nho – Phan Trọng Tuệ – Duyên Hải – Rừng Sác. Lộ trình 5: Bến tàu Tắc Suất – Lương Văn Nho – Phan Trọng Tuệ – Duyên Hải – Rừng Sác – khu du lịch Dần Xây – làng nuôi yến xã Tam Thôn Hiệp. Lộ trình 6: Bến tàu Tắc Suất – Lương Văn Nho – Phan Trọng Tuệ – Duyên Hải – Rừng Sác – Lý Nhơn – khu du lịch Vàm Sát.


Xe buýt đin s mang li li ích kép là góp phn gii quyết nhu cu đi li ca ngưi dân và gim ô nhim cho các đô th

Để xe buýt hoạt động hiệu quả, đúng quy định, lực lượng Thanh tra Sở GTVT sẽ kiểm tra, xử lý nếu có bất cứ vi phạm nào gây ảnh hưởng tới người dân, giao thông khu vực. Định kỳ 6 tháng tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả để rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả triển khai thí điểm cho Bộ GTVT và UBND TP định kỳ vào ngày 25-12 hằng năm.

Việc phát triển xe buýt điện là phù hợp chủ trương, hướng đến phương tiện thân thiện với môi trường, hiện đại. Các tuyến buýt điện mở mới theo đề xuất phục vụ nhu cầu sử dụng giao thông công cộng của người dân TP, đặc biệt là tại các khu dân cư mới và các khu vực mà hệ thống vận tải hành khách công cộng chưa phủ đều. Mặt khác, xe buýt điện sẽ mang lại lợi ích kép: Góp phần giải quyết nhu cầu đi lại của người dân và giảm ô nhiễm cho các đô thị.

Gim ùn tc giao thông

Tính đến nay, trên địa bàn TP.HCM đã triển khai thí điểm vận hành 3 tuyến xe buýt không trợ giá, sử dụng xe 4 bánh (12 chỗ) gắn động cơ chạy bằng năng lượng điện hoạt động trong phạm vi hạn chế trên địa bàn TP. Việc thí điểm được thực hiện từ năm 2017 theo đề án do Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh và Công ty TNHH quản lý và kinh doanh bất động sản Phố Cảnh. Ba khu vực thí điểm xe buýt điện gồm: Khu trung tâm TP, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

Hin nay, loi hình xe buýt đin đưc S GTVT TP.HCM cho chy thí đim ti hai nơi là trung tâm TP và khu đô th Phú M Hưng. Theo S GTVT, mc dù hot đng ca xe buýt đin nói trên vn còn mt s tn ti, nhưng quá trình trin khai thc hin thí đim đã to hing tt, nhn đưc s quan tâm đón nhn và ng h nhit tình ca ngưi dân nhm góp phn gim ô nhim môi trưng.

Việc thí điểm hệ thống xe buýt mini tại TP.HCM nằm trong đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân trên địa bàn. Mục tiêu đến năm 2025 vận tải công cộng đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn TP và 25% nhu cầu đi lại vào năm 2030.

Mặc dù hoạt động của xe buýt điện nói trên vẫn còn một số tồn tại nhưng quá trình triển khai thực hiện thí điểm đã tạo hiệu ứng tốt, nhận được sự quan tâm đón nhận và ủng hộ nhiệt tình của người dân nhằm góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Từng trải nghiệm xe buýt điện, chị Thu Trang (ngụ Q.1) cho biết: “Trước đây, vào ngày cuối tuần tôi thường dẫn con đi xe buýt điện vòng vòng chơi để ngắm trung tâm TP. Sau những ngày tất bật với công việc, mẹ con trải nghiệm trên xe buýt điện rất thú vị, có thể dừng lại ở địa điểm mình thích để vào tham quan, vui chơi mà không cần phải tìm nơi gửi xe. Từ khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng tôi đã ngừng đi đây đó để ở nhà phòng dịch”. 

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, TP.HCM cần sử dụng đa dạng các chủng loại buýt, trong đó bắt buộc phải có xe buýt mini sức chứa từ 16-30 chỗ. Đây là phương tiện quan trọng vì TP có nhiều hẻm, đường nhỏ, xe buýt lớn đi vào sẽ gây tắc đường và lưu lượng khách không đủ để chạy nhiều tuyến. Xe buýt mini có chức năng trung chuyển, gom khách kết nối đến xe buýt chính, gắn chặt với hoạt động đưa rước học sinh và sau này là đầu mối chuyển khách tới các tuyến metro.

Kiu Khánh

 

 

 

 

Bình luận (0)