Những năm gần đây, huyện Cần Giờ (TP.HCM) đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, bền vững về mọi mặt.
Tàu đi lại giữa đất liền và xã đảo Thạnh An
Theo báo cáo Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, giai đoạn 2015-2020, kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, du lịch có khởi sắc với tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 13%/ năm.
Cầu Cần Giờ đang được xây dựng, sẽ thay thế phà Bình Khánh trong tương lai
Nhà bè nuôi thủy sản ở Cần Giờ
Ông Lê Minh Dũng – Bí thư Huyện ủy Cần Giờ cho biết, kết quả nổi bật trong giai đoạn 2015-2020 thể hiện rõ ở mọi mặt. Cụ thể, giáo dục và đào tạo luôn được giữ vững, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm được sự quan tâm trong cả hệ thống chính trị, trong đó có đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 86% trên tổng số lao động đang làm việc. Công tác chăm lo, đảm bảo an sinh, xã hội cũng được chú trọng. Đặc biệt, giai đoạn này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 438 công trình, giải quyết các nhu cầu dân sinh, xã hội…
Một góc xã đảo Thạnh An hôm nay
Ngư dân thu hoạch hàu
Tại Hội thảo “TP.HCM – Tầm nhìn kinh tế biển kết nối chuỗi đô thị quốc tế” do Ban Kinh tế Trung ương và UBND TP tổ chức mới đây, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục – Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu định cư và Năng lượng bền vững khẳng định: “TP.HCM không chỉ có khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ rộng hơn 42.000ha mà còn có nhiều lợi thế lớn để phát triển kinh tế biển theo hướng liên vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ.
Bến dẫn vào rừng phòng hộ Cần Giờ
Cần Giờ có lợi thế phát triển kinh tế biển, trong đó có vận tải hàng hóa
TP cũng đã xác định phát triển Cần Giờ gắn với đô thị biển, du lịch sinh thái để tạo đòn bẩy phát triển kinh tế. Các chuyên gia kinh tế, đô thị cũng kỳ vọng, với định hướng đúng đắn như hiện nay, trong tương lai không xa, Cần Giờ không chỉ là đô thị du lịch, sinh thái mà còn là đô thị kinh tế biển.
Bài, ảnh: Trần Anh
Bình luận (0)