Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Mt hin trng khá ph biến ngưi tr hin nay là đang nói chuyn vi ngôn ng tiếng Vit li “pha” thêm vài t tiếng Anh, hoc s dng ngôn ng “chat” khi trao đi v công vic, hc tp… Vic gii ngoi ng là thế mnh nhưng giao tiếp “na nc, na m” va khiến ngưi nghe khó hiu, va làm mt đi s trong sáng ca tiếng Vit.

Đông đảo học sinh tham dự chuyên đề “Tiếng Việt cho hôm nay, cho ngày mai” diễn ra mới đây tại Đường sách TP.Thủ Đức

nh hưng s trong sáng ca tiếng Vit

Tình trạng lệch chuẩn khi sử dụng tiếng Việt cả trong cách nói và cách viết của một bộ phận giới trẻ hiện nay đang trở nên đáng báo động. Biểu hiện dễ thấy nhất là dùng từ ngữ “nửa nạc, nửa mỡ”. Thay vì dùng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì nhiều bạn trẻ thích “pha” hai ngôn ngữ này trong một câu. Những câu nói mà các bạn trẻ tự ghép tiếng Việt với tiếng Anh và trở thành xu hướng như: “chạy dealine” (thời gian hoàn thành công việc trong thời gian ngắn), “over hợp” (rất hợp), “thoát pressing” (phản công)… Tương tự, trong cách viết, nhiều bạn trẻ cũng cố tình ghi sai chính tả tiếng Việt, gây biến dạng lớp vỏ từ ngữ. Một số ví dụ như: “bùn” (buồn), “lun” (luôn), “ná” (nhá), “mih” (mình), “xynh” (xinh), “iu” (yêu), “we” (quê)… Nhiều bạn còn nghĩ ra cách viết tắt một số từ quen thuộc như: chồng thành ck, vợ thành vk, trước thành trc, được thành dc, với thành vs… Bên cạnh đó, nhiều người còn “sáng tạo” ra những cách nói cho vui như: “chán như con gián”, “buồn như con chuồn chuồn”, “phê như con tê tê”, “ác như con tê giác”…

Các em học sinh tham gia trò chơi trả lời câu hỏi về bảo tồn và phát huy tiếng Việt

Ông Dương Thành Truyền (nhà nghiên cứu, có nhiều tác phẩm về tiếng Việt) cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lệch chuẩn tiếng Việt như ở trên. Đó là do tác động của lối sống nhanh khiến nhiều bạn trẻ tìm cách viết tắt để tăng tốc độ giao tiếp trên các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần kể đến những ảnh hưởng của tâm lý đám đông khiến nhiều người cố tình nói sai, viết sai chính tả tiếng Việt để giống số đông bạn bè trong lớp hay trong hội, nhóm trên các trang mạng xã hội. Đôi khi, cố tình nói sai, viết sai chính tả tiếng Việt hay cố tình chèn các từ tiếng nước ngoài trong giao tiếp cũng là cách để một số người tạo sự khác biệt, nhằm thu hút sự chú ý của người khác. Việc sử dụng ngôn ngữ “tự sáng tạo” của một số bạn trẻ hiện nay nghe có vẻ vui tai nhưng làm ảnh hưởng rất lớn đến tiếng Việt. “Dù với nguyên nhân nào thì những cách nói, cách viết tiếng Việt lệch chuẩn gây tâm lý khó chịu ở nhiều người, tạo khó khăn cho người khác khi tiếp cận thông tin hoặc giao tiếp cùng người trẻ tuổi. Đồng thời, những biểu hiện đó cũng tạo nhiều lo ngại ở các nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và những giá trị của ngôn ngữ truyền thống”, ông Truyền cho biết.

Cn nói và viết đúng tiếng Vit

Phương thức giao tiếp bằng ký hiệu hay viết tắt đáp ứng cho nhu cầu truyền thông điệp nhanh cũng phần nào thể hiện được cá tính của giới trẻ. Tuy nhiên, nếu tiếp tục kéo dài sự hỗn loạn trong việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, tiếng lóng thì sẽ làm vẩn đục, méo mó sự trong sáng của tiếng Việt.

Ông Dương Thành Truyền giao lưu với các em học sinh

TS.Quách Thu Nguyệt (nguyên Tổng Biên tập NXB Trẻ) cho rằng, để hạn chế tình trạng lệch chuẩn tiếng Việt ở người trẻ hiện nay, vấn đề quan trọng là cần có sự vào cuộc tổng hợp của cả gia đình, nhà trường và xã hội trong việc khẳng định, nhân lên các giá trị tốt đẹp của tiếng Việt truyền thống. Theo đó, ở phạm vi gia đình, phụ huynh và người lớn cần làm gương cho trẻ về ý thức trong cách sử dụng tiếng Việt, tránh các biểu hiện cố tình nói sai, viết sai chính tả tiếng Việt; chủ động phát hiện và uốn nắn khi trẻ có các biểu hiện lệch chuẩn tiếng Việt. Bên cạnh đó, phát triển văn hóa đọc trong giới trẻ góp phần khắc phục tình trạng lệch chuẩn tiếng Việt. Vì khi đọc sách, giới trẻ sẽ học được cách dùng từ của tác giả, từ đó rèn luyện cách sử dụng từ cho bản thân. Còn với nhà trường, cần thực hiện tốt hơn nữa công tác giáo dục ngôn ngữ cho học sinh, sinh viên; cần bồi đắp cho thế hệ trẻ tình yêu tiếng Việt, yêu văn hóa Việt trong các giờ học chính khóa và các hình thức hoạt động ngoại khóa. Không ngừng nhân rộng, lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh, sinh viên để người trẻ hiểu, cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị của tiếng Việt truyền thống, từ đó tự ý thức trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Ngoài ra, nhà trường cũng cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục về giá trị của tiếng Việt; tăng cường tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu về tiếng Việt ở các phạm vi, cấp độ khác nhau. “Ngôn ngữ là một trong những biểu hiện sinh động của văn hóa. Do đó, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đẩy lùi tình trạng lệch chuẩn tiếng Việt ở người trẻ chính là bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam thực sự tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, bà Nguyệt nói.

Ông Dương Thành Truyền nhìn nhận, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người dân Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng cần ý thức được sự trong sáng của tiếng Việt phải dựa trên cơ sở nói và viết đúng chuẩn mực về phát âm, chính tả chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. Cần loại bỏ những yếu tố không phù hợp, làm ảnh hưởng đến chuẩn mực, sự trong sáng của tiếng Việt. Mỗi người dân cần nêu cao trách nhiệm giữ gìn và làm giàu tiếng Việt để chúng ta luôn tự hào về tiếng của dân tộc Việt Nam, như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”.

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)