Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần hiểu đúng dạy học ngữ văn qua hoạt động

Tạp Chí Giáo Dục

Mt trong nhng yêu cu quan trng ca Chương trình giáo dc ph thông theo hưng phát trin năng lc là cn t chc dy hc thông qua các hot đng (HĐ). Điu này không có gì khó hiu và không cn bàn cãi.


Theo tác gi, giáo viên cn kiên quyết b các hot đng xa vi yêu cu ca bài hc, va làm nng thêm chương trình, gây quá ti cho hc sinh, va không giúp ích gì cho vic phát trin k năng đc, viết, nói – nghe (nh minh ha)

Định hướng học qua làm (Learning by doing) hoặc lý thuyết “bàn tay nặn bột” đã có từ lâu và ai cũng hiểu học bằng cách làm, thông qua làm là hình thành kỹ năng, kiến thức lâu bền và có hiệu quả nhất. Dạy học ngữ văn mới yêu cầu thông qua các HĐ chính là theo hướng ấy nhằm đáp ứng yêu cầu hình thành cho học sinh năng lực tự tiếp nhận, tự tạo lập văn bản. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: Các HĐ trong dạy học ngữ văn nên hiểu như thế nào cho đúng? Làm thế nào để giờ ngữ văn vẫn bảo đảm chất văn, không khí văn chương mà học sinh vẫn được HĐ? Các HĐ trong giờ học ngữ văn cần đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt chính và bảo đảm đặc trưng môn học như thế nào… thì còn nhiều điều cần trao đổi và điều chỉnh trong thực tiễn triển khai dạy học theo chương trình 2018.

Đi dự giờ dạy của giáo viên, tôi thấy nhiều thầy cô hiểu sai yêu cầu dạy học ngữ văn thông qua HĐ. Biểu hiện rõ nhất là tổ chức rất nhiều HĐ không liên quan mấy đến yêu cầu của giờ dạy. Một số giáo viên nhân giờ dạy đã tổ chức các HĐ mở rộng, liên hệ, vận dụng nhằm giáo dục phẩm chất, phát huy vốn sống của học sinh, gắn với thực tế và nội dung giáo dục địa phương…, nhưng nội dung và cách thức rất xa với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của bài học.

Đúng là cần dạy học ngữ văn thông qua các HĐ. Nhưng xin lưu ý HĐ không nhất thiết là phải chia nhóm, phải thảo luận, mà tổ chức cho tất cả học sinh tập trung suy nghĩ, làm việc cá nhân/cặp đôi theo yêu cầu của bài học cũng là HĐ. Đặc biệt, các HĐ này đều phải tập trung vào yêu cầu chính của bài học, cụ thể:

Thứ nhất, với giờ đọc hiểu văn bản: Tất cả các HĐ đều hướng vào mục tiêu giúp học sinh hiểu văn bản và biết cách đọc văn bản theo thể loại. Như thế cần tổ chức các HĐ lớn, gồm: 1) Tìm hiểu chung: Cho học sinh tìm hiểu các thông tin liên quan đến văn bản, giúp cho việc hiểu văn bản như tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm… 2) Đọc văn bản: Tổ chức cho học sinh đọc trực tiếp văn bản theo các yêu cầu khác nhau, coi trọng đọc diễn cảm; tìm hiểu các từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng điển cố, điển tích khó có trong văn bản… 3) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, phân tích để hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản. 4) Tổng kết: Tổ chức cho học sinh khái quát, rút ra một số nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời rút ra cách đọc các văn bản tương tự (đề tài, thể loại và kiểu văn bản). Trong các HĐ trên, HĐ 3 là trọng tâm và nhiều nội dung nhất. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ các câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa để chuyển thành các nhiệm vụ trên lớp, giao cho học sinh tìm hiểu (cá nhân hoặc nhóm). Lưu ý, ở HĐ này cần phải lồng ghép cả các câu hỏi khai thác các yếu tố trong văn bản và câu hỏi khai thác các yếu tố ngoài văn bản. Khi khai thác các yếu tố ngoài văn bản chính là đã đáp ứng yêu cầu liên hệ, vận dụng, mở rộng, so sánh… rồi, không cần để ra một mục riêng (liên hệ, vận dụng) như giáo viên thường làm sau khi đã tổng kết bài học. Phần cuối này một số giáo viên đã đưa thêm rất nhiều nội dung, tổ chức nhiều hoạt cảnh, tiểu phẩm, trình chiếu nhiều tư liệu xa và không có tác dụng nhiều trong việc đọc hiểu văn bản; nhân văn bản để biến giờ đọc hiểu thành giờ biểu diễn, ngoại khóa… Cần chú ý việc học sinh thích các HĐ này với các yêu cầu của giờ đọc hiểu văn bản là khác nhau. Việc học sinh thích các HĐ ấy không có nghĩa là các em đã hiểu và biết cách đọc văn bản. Như thế cần có các HĐ giúp học sinh vừa hiểu văn bản, vừa hào hứng, thích thú, chứ không phải thu hút bằng việc trình chiếu các tư liệu, tranh, ảnh, video clip… lấy trên mạng và những trò chơi, câu đố… mà nội dung quá xa với các yêu cầu của giờ đọc hiểu. Trong khi yêu cầu chính của đọc hiểu là giải mã câu chữ, ký hiệu, hình thức và thông điệp, ý nghĩa của văn bản.

Thứ hai, với giờ tiếng Việt, HĐ chủ yếu là cho học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa, từ đó rút ra các kiến thức về đơn vị tiếng Việt được học qua các bài tập ấy. Các kiến thức này đã được nêu lên trong mục Kiến thức ngữ văn ở đầu bài học. Các bài tập trong sách giáo khoa đã biên soạn theo các cấp độ: Nhận biết, lý giải và vận dụng, tích hợp với ngữ liệu phần đọc hiểu văn bản.

Thứ ba, viết. Tổ chức các HĐ ở những giờ học này chủ yếu là HĐ cho học sinh thực hành. Thông qua nội dung phần Định hướng và bài tập trong phần thực hành của sách giáo khoa, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu: 1) Nhận biết kiểu văn bản và cách viết kiểu văn bản ấy. 2) Thực hành tạo lập văn bản qua 4 bước. Bản thân mỗi bước là một HĐ hướng tới tạo ra văn bản. Giáo viên cứ theo tiến trình trong sách giáo khoa để giao nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh. Cần chú ý: Sách giáo khoa chỉ nêu lên các ý khái quát, còn lại giáo viên cần tổ chức cho học sinh tìm kiếm, bổ sung, cụ thể hóa các nội dung cụ thể theo những ý khái quát ấy. Ngoài ra, ngữ văn 8 và ngữ văn 11 trở đi, sách ngữ văn bộ Cánh diều có thêm nội dung rèn luyện kỹ năng viết, cũng chỉ là HĐ thực hành cách viết.

Thứ tư, nói – nghe. Do thời lượng rất ít, nên giáo viên chủ yếu tổ chức cho học sinh thực hành nói và nghe theo các yêu cầu đã nêu trong sách giáo khoa. Về hình thức có giờ tập trung vào kỹ năng nói, có giờ là kỹ năng nghe, có giờ chú ý luyện tập cả nói và nghe (nói – nghe tương tác), chính là các giờ thảo luận, trao đổi…

Dạy học thông qua các HĐ không có nghĩa là toàn bộ giờ học chỉ tổ chức các HĐ, giáo viên chỉ nêu nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập…, sau đó học sinh làm và tổ chức cho các em trao đổi. Trong mỗi HĐ lớn, giáo viên vẫn phải giữ vai trò quan trọng: Nêu vấn đề, gợi mở, dẫn dắt để học sinh làm việc nhịp nhàng, có hiệu quả; khéo léo uốn nắn những kiến thức, kỹ năng học sinh hiểu và làm chưa đúng, chưa chính xác; tham gia nêu ý kiến cá nhân, những phân tích, bình luận, bình giảng hay, thấm thía, đậm chất văn… để giúp học sinh cảm, hiểu sâu sắc hơn từ một góc nhìn khác mà vẫn tôn trọng cách hiểu và nhận thức của học sinh. Kiên quyết bỏ đi các HĐ xa với yêu cầu của bài học, các HĐ ngoài văn bản vừa làm nặng thêm chương trình, gây quá tải cho học sinh, vừa lại không giúp ích gì cho việc phát triển kỹ năng đọc, viết, nói – nghe. Muốn thế, cần nắm vững yêu cầu cần đạt của mỗi bài học và hạn chế nhu cầu thích biểu diễn “cái khác lạ”, biết lựa chọn, tổ chức các HĐ thực sự cơ bản, có ích trong dạy học ngữ văn.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Bình luận (0)