Ngoại ngữ - Du họcKinh nghiệm du học

Cần hướng nghiệp trước khi đi du học

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dc luôn đưc coi là s đu tư mang li li ích to ln cho thế h tương lai, hiu đưc điu này, nhiu bc ph huynh ti Vit Nam đã sm quyết đnh cho con đi du hc dù chưa thc s tìm hiu k v các thông tin liên quan, dn ti nhng ng nhn không đáng có…

Có một câu hỏi mà nhiều phụ huynh đặt ra là: “Thời điểm nào thì nên cho con đi du học và nếu như chưa xác định được ngành nghề thì có nên đi du học hay không, đối với những bạn học sinh THPT”.

Có 2 chiều ý kiến:

Không nên, vì như vậy mất thời gian, tiền bạc, để con xa gia đình con sẽ ham chơi, càng không lo học khi mà con chưa xác định được mục tiêu.

Nên, cho con xa gia đình để trải nghiệm, tự lập, và ở cấp 3 thì còn nhiều thời gian, từ từ hướng nghiệp cũng được.

Theo TS. Nguyễn Vinh Quang, thành viên Hiệp hội Phát triển nghề nghiệp Úc (Career Development Association of Australia – CDAA), Founder tổ chức hướng nghiệp Mr.Q nhận định:

Cả 2 ý kiến này đều có điểm phù hợp với việc cân nhắc lựa chọn và lên kế hoạch du học của các bạn vừa kết thúc bậc trung học phổ thông (cấp 3). 

Quý phụ huynh hãy thử tưởng tượng tình huống thế này nhé, sẽ như thế nào nếu sau 2-3 năm con của mình mới nhận ra rằng ngành mà bạn đang được cho theo học là một lựa chọn hoàn toàn cao hơn hẳn so với khả năng của bạn hoặc có bạn học được và cố gắng hoàn thành khóa học để ba mẹ vui lòng. Điều gì sẽ xảy ra nếu như học xong ngần ấy thời gian và khi ra trường bạn tìm kiếm một công việc hoàn toàn không giống những gì đã được học trên giảng đường đại học, hay tình huống tệ hơn là bạn xin ba mẹ bỏ chương trình đó để học lại từ đầu. Cả chi phí, thời gian và cơ hội cũng sẽ từ đó trôi qua.

Tuy nhiên, có những bạn đã có định hướng học gì trước nhưng chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết vẫn bị cám dỗ bởi những yếu tố khác trong quá trình học dẫn đến việc học ảnh hưởng như: sống tự do không gần gia đình, có thể đi làm có thu nhập nên lại dành quá nhiều thời gian để kiếm tiền và bỏ bê việc học của mình. 

Điểm thứ hai, đúng là có những trường hợp sự quan tâm bảo bọc của quý phụ huynh dẫn đến việc các bạn trẻ được cung cấp mọi thứ xung quanh trong một mức độ an toàn và thời điểm 18 tuổi là mốc thời gian phù hợp để giúp cho các bạn ra ngoài khỏi những rào cản như thế để va chạm, để hiểu đời…

Nhưng nếu vội vã đẩy các em ra như thế thì yếu tố rủi ro là các em thường đi theo chiều yếu không như mong đợi sẽ cao hơn vì bản chất các em chưa được chuẩn bị những bản năng này từ từ và bất chợt bị đưa vào tình thế phải tự tồn tại mà ở đây còn là tồn tại ở nơi xứ người. 

Theo quan điểm của TS. Quang thì cả phụ huynh và các em học sinh cần có một kế hoạch du học hoàn chỉnh như sau:

– Đối với quý phụ huynh mình nên xác định là một nhà đầu tư đúng nghĩa mà người gọi vốn sẽ chính là các bạn nhà mình. Có thể số vốn bạn gọi cho việc đầu tư không nhiều vì có bạn giành được nhiều học bổng. Nhưng để một dự án thành công luôn cần có một khoản tài chính dự phòng khi cần thiết mà ở đây chúng ta có thể xem du học là một dự án của cuộc đời của bạn học sinh.

Với vai trò này thì phụ huynh sẽ tránh được việc đầu tư một cách tự động cho việc du học mà đôi khi dẫn đến hệ lụy sự đầu tư không có kết quả. Ngoài ra, còn luôn đóng vai trò quan trọng là cố vấn cho các em trong hành trình tìm hiểu ngành nghề phù hợp, tìm hiểu những gì cần trang bị khi đến xứ xa về cả kỹ năng, tâm lý và thông tin… 

– Đối với các bạn học sinh sinh viên, các em nên đưa mình vào vai trò của một người đi gọi vốn đầu tư của một start up như vậy các bạn sẽ nghiêm túc hơn trong việc dành thời gian tìm hiểu một cái gì đó để cuối cùng chốt lại:

– Đối với các bạn học sinh sinh viên, các em nên đưa mình vào vai trò của một người đi gọi vốn đầu tư của một start up như vậy các bạn sẽ nghiêm túc hơn trong việc dành thời gian tìm hiểu một cái gì đó để cuối cùng chốt lại cái mà mình đã dày công tìm hiểu ít nhất là có những lý do thuyết phục thật sự để chia sẻ, trình bày với ba mẹ của mình khi mình muốn học ngành A ở nước B thay vì là phải học ngành C ở nước D theo ý ba mẹ. Như vậy sẽ không còn những tình huống như đến lớp 12 mà em vẫn không biết em thật sự phù hợp ngành gì hay em thích tới 4-5 ngành lận giờ sao thầy.

Tham khảo thêm thông tin:

+ Page Hướng nghiệp ngành nghề Mr.Q: https://fb.com/mrqvn.me

+ Page Nhịp cầu Du học: https://fb.com/nhipcauduhoc.org

+ Youtube: https://youtube.com/c/MrQCareerChannel

+ Tiktok.com/@MrQ.official

+ Hộp thư giải đáp: info@nhipcauduhoc.org

Hoặc scan QR code: 

Mốc thời gian bắt đầu cho việc này lý tưởng nên từ giữa cuối năm lớp 8 vì nếu sớm nhận định được sẽ giúp cho bản thân tránh được áp lực đầu tiên là chọn trường THPT phù hợp với kế hoạch đó. Một số bạn khác nếu có chậm hơn thì nên từ lớp 10 và mốc thời gian để các bạn có được quyết định của mình là giữa lớp 11.

Đừng quên vai trò của người thân mà cụ thể là ba mẹ, anh chị người đã có kinh nghiệm trước mình. Có thể họ không làm trong lĩnh vực bạn thích nhưng chắc chắn với mối quan hệ xã hội đã có sẽ có thể giúp bạn kết nối đến với những người đang làm những công việc đó.

Và khi dành thời gian tìm đáp án điều gì là phù hợp cho bản thân. Bạn sẽ nhận được những gì cần trang bị thêm cho việc vác ba lô lên mà đi. 

Chúc các em và quý phụ huynh sẽ có những đáp án phù hợp cho riêng mình.

TS. Nguyễn Vinh Quang

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)