Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần lắm việc đào tạo ngành quản lý nghệ sĩ!

Tạp Chí Giáo Dục

T bui ta đàm chuyên đ “Ngh qun lý ngh sĩ và nhu cu đào to ngành qun lý ngh sĩ” mi đây đã cho thy s cn thiết trong vic t chc đào to ngành/chuyên ngành hoc các khóa ngn hn v qun lý ngh sĩ ti Trưng Cao đng Văn hóa Ngh thut TP.HCM nói riêng và các đơn v giáo dc nói chung.


Các đi biu cùng sinh viên tham gia bui ta đàm

Thc trng và nhu cu

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, hiện nay, trên thị trường đã hình thành nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng ứng dụng công nghệ cao, từng bước bắt kịp xu hướng mới, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của người dân. Bên cạnh đó, sản phẩm, dịch vụ văn hóa cũng thể hiện tối đa sự sáng tạo cá nhân của người nghệ sĩ, người nổi tiếng. Hầu hết mỗi nghệ sĩ đều mong muốn sẽ tạo ra sản phẩm mang phong cách riêng, có một chỗ đứng trong lòng người hâm mộ bằng chính tài năng, sự nỗ lực, cống hiến của bản thân dưới những sắc thái riêng, góp phần thiết thực mang lại giá trị cho cộng đồng và xã hội.

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, thực tế vẫn còn xảy ra không ít trường hợp người nổi tiếng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã làm cộng đồng dậy sóng ở góc độ tiêu cực. Tình trạng vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ diễn ra phổ biến, ảo tưởng quyền lực, phát ngôn tùy tiện, xây dựng hình ảnh thiếu chuyên nghiệp, lối sống, đạo đức thiếu chuẩn mực, chuyện đấu tố với công ty chủ quản bởi nhiều mâu thuẫn phát sinh, vi phạm hợp đồng… đã tạo khủng hoảng truyền thông nặng nề cho chính bản thân người nghệ sĩ và sản phẩm của họ, ảnh hưởng đến uy tín của những nghệ sĩ chân chính, làm giảm niềm tin của công chúng.


Các đi biu tham gia bui ta đàm “Ngh qun lý ngh sĩ và nhu cu đào to ngành qun lý ngh sĩ”

Bên cạnh sự đối diện khắc nghiệt để đáp ứng guồng quay của công việc, thời gian, tuổi tác, người hâm mộ, sự đào thải trong nghề nghiệp… Một cá nhân từ tài năng trở thành ngôi sao là sự cộng hưởng rất nhiều nỗ lực, phấn đấu, trau dồi liên tục, không ngừng nghỉ của bản thân, và quan trọng hơn, rất cần có bộ phận quản lý nghệ sĩ.

Nhằm nghiên cứu nhu cầu xã hội, từ đó có hướng mở ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn trên lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật trong xu thế hội nhập, Khoa Văn hóa Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Nghề quản lý nghệ sĩ và nhu cầu đào tạo ngành quản lý nghệ sĩ”, với sự tham dự của nhiều nghệ sĩ là diễn viên, ca sĩ, những người đang công tác, quản lý trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, những người đã và đang làm công việc đào tạo quản lý nghệ sĩ và các em sinh viên đang học các chuyên ngành về văn hóa nghệ thuật. Tại hội nghị, đã có nhiều ý kiến, đóng góp của các chuyên gia gửi gắm tâm huyết, niềm đam mê với nghệ thuật và niềm tin đối với sự phát triển trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật. Trong đó, đa số các ý kiến đều thống nhất trong xác định vai trò, tầm quan trọng của người nghệ sĩ trong nền “công nghiệp văn hóa”, cũng như xác định nghề quản lý nghệ sĩ là công việc quan trọng, là chìa khóa cho sự thành công bền vững lâu dài của người nghệ sĩ. Từ đó, nêu lên sự cần thiết trong tổ chức đào tạo ngành/chuyên ngành hoặc các khóa ngắn hạn về quản lý nghệ sĩ tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM nói riêng và các đơn vị giáo dục nói chung.

Đào to ngành qun lý ngh sĩ hin nay rt cn thiết

Theo đạo diễn Đào Duy Thiện Bảo, nên đào tạo ngành quản lý nghệ sĩ một cách bài bản, chính thức và toàn diện, tiệm cận với xu thế chung thế giới. ThS. Mai Thanh Sơn – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM nhìn nhận sản phẩm do người nghệ sĩ sáng tạo là những giá trị nghệ thuật, hình ảnh và nhiều giá trị khác gắn với họ xem như một loại sản phẩm đặc biệt. Do đó người nghệ sĩ cần có những kỹ năng, kiến thức cần thiết góp phần trang bị cho nghệ sĩ tự tin để vươn đến mục tiêu xa hơn và tích lũy được nhiều giá trị rất thiết thực cho hành trình hoàn thiện bản thân. Và trong hành trình đó, họ luôn tràn đầy cảm hứng sáng tạo và cống hiến tích cực cho bản thân và xã hội.


Qu
n lý Hoàng Tun là ngưi đng sau s ni tiếng ca ca sĩ Đan Trưng sut hơn 20 năm qua

Qua bui ta đàm thì vic đào to ngành qun lý ngh sĩ mt cách bài bn, chính thc và toàn din, đáp ng nhu cu có thc trong xã hi trong thi gian sp ti là vic làm cn thiết. Điu này góp phn hoàn thin bn thân ca ngưi ngh sĩ, tôi luyn đ h t nhng “ht bi quý” rơi vãi gia đi sng mênh mông, xut hin dưi hình hài ca mt “bông hng vàng” (Pauxtôpxki), tr li vi đi, dâng tng cho đi nhng gì lp lánh cao quý nht.

TS. đạo diễn Hoàng Duẩn, một nhà giáo – đạo diễn – nhà quản lý nghệ thuật lâu năm trong nghề đề xuất: “Việc tổ chức đào tạo ngành quản lý nghệ sĩ hiện nay rất cần thiết, và nên bắt đầu từ những khóa ngắn hạn trước, sau đó sẽ mở chuyên ngành hoặc ngành. Cần thiết là phải vẽ được chân dung của một nhà quản lý nghệ sĩ. Những kiến thức nền tảng về lịch sử, văn hóa, pháp luật, tâm lý học, đến những kỹ năng PR, xử lý khủng hoảng truyền thông, “gu” thẩm mỹ, khả năng định hướng cho từng đối tượng nghệ sĩ theo các loại hình nghệ thuật khác nhau”. Đạo diễn Hoàng Duẩn cho biết “Rất cần thiết có sự liên kết trong đào tạo giữa Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM với Trường Đại học Văn hóa TP.HCM và các trường đại học khác giữa các địa phương, để lan tỏa kiến thức về nghề quản lý nghệ sĩ, đáp ứng nhu cầu có thực trong xã hội, đồng thời định hướng những nội dung về pháp luật cần thiết cho hoạt động người nghệ sĩ ngày càng khoa học và văn minh hơn. Về lâu dài không chỉ là đào tạo ngắn hạn, cao đẳng mà liên thông đại học, thạc sĩ, tiến sĩ”. Nhiều ý kiến cho rằng quản lý nghệ sĩ không chỉ dành cho những người làm công tác quản lý, mà cả những người nghệ sĩ cũng cần phải học để tự điều chỉnh mình sao cho phù hợp. Nhiều đạo diễn, giám đốc công ty sự kiện tham dự còn cho rằng nếu có mở lớp ngắn hạn thì họ sẽ tham gia đăng ký đi học, bởi phần lớn những người quản lý nghệ sĩ hiện nay điều làm theo “năng khiếu” và khả năng tự học của mình chứ chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

TS. Hunh Công DunThS. Lê Th Phương

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)