Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần luật hóa thuốc hiếm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đây là góp ý ca nhiu đi biu ti hi tho góp ý d án Lut sa đi, b sung mt s điu ca Lut Dưc, do Đoàn đi biu Quc hi TP.HCM t chc mi đây…


Ngưi dân mua thuc ti mt nhà thuc trên đưng Tân M, Q.7, TP.HCM. Ảnh: K.Anh

Cho trung tâm y tế m nhà thuc như bnh vin

Đây là đề xuất của ông Trịnh Văn Tiến – Trung tâm Y tế quận Gò Vấp. Theo ông Tiến, nên bổ sung quy định cho phép các trung tâm y tế được mở nhà thuốc tương tự như bệnh viện. Bởi 60-70% nhân viên y tế tại các trung tâm y tế có trình độ đại học (ĐH); hoàn toàn đủ điều kiện mở nhà thuốc nhưng mới chỉ được mở tủ thuốc…

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Nhi đồng 1 – đề xuất nên có quy định cụ thể cho việc ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh dược. Bởi hiện nay, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội đang nở rộ. Việc quy định sẽ tạo điều kiện cho đơn vị kinh doanh mở rộng và các cơ quan Nhà nước quản lý tốt hơn.

Ông Trần Thanh Giang – Công an TP.HCM – cho biết, để đảm bảo yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, Bộ Y tế nghiên cứu xem xét bãi bỏ thủ tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo Quyết định số 1661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Có thể chuyển sang thực hiện thủ tục công bố hoặc gia hạn tự động đối với thuốc không vi phạm chất lượng và không phát hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng mà không cần nộp hồ sơ đề nghị gia hạn số đăng ký lưu hành.

Bà Nguyễn Thị Hải Yến – Khoa Dược Trường ĐH Y Dược TP.HCM – nhấn mạnh đến quy định về điều kiện kinh doanh thuốc. Theo bà Yến, từ đầu năm 2024, điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề quy định tại Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 đối với các chức danh bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng là phải được đánh giá đủ năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, vấn đề đáng chú ý là chất lượng đào tạo dược sĩ tại các trường trên cả nước không đồng đều, có sự khác biệt khá lớn. Năm 2023, trong các chỉ tiêu cụ thể được Chính phủ giao, chỉ tiêu về số dược sĩ ĐH trên 10.000 dân đã vượt. Do đó, Luật Dược nên bổ sung quy định về hình thức thi chứng chỉ hành nghề cho một số loại hình kinh doanh dược. Hiện nay tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước đang phát triển đều có quy định này.

Bà Yến đề xuất nên có những quy định liên quan đến biện pháp quản lý, giám sát và chế tài phù hợp đối với những trường hợp thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhưng trong suốt thời gian hiệu lực của số đăng ký lại không hề thương mại hóa bất kỳ lô nào trên thị trường. Điều này sẽ loại bỏ các số đăng ký ảo, ổn định thị trường dược phẩm. Về lâu dài nên có những chính sách để điều tiết việc sản xuất dược phẩm nhằm tránh trường hợp quá nhiều cơ sở sản xuất cùng một dược phẩm. Trong sản xuất dược phẩm cũng nên hướng đến các quy định liên quan đến chuyển đổi để từng bước tiến tới quản lý được từng đơn vị đóng gói dược phẩm, góp phần loại bỏ thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả…

ng h vic sn xut thuc trong nưc

Ông Lê Ngọc Danh – Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế TP.HCM – đánh giá việc quản lý giá thuốc hiện nay khá chặt chẽ, từ kê khai đến đấu thầu, niêm yết giá tại cơ sở bán buôn, bán lẻ. Tuy nhiên, luật quy định niêm yết giá gây ra một số khó khăn cho kinh doanh của hơn 25.000 nhà thuốc, đặc biệt là công tác quản lý, thanh kiểm tra của các đơn vị chức năng. Chỉ nên quản lý những thuốc cần thiết để tránh những khó khăn nhất định, nhất là thanh kiểm tra. Đặc biệt, dự thảo luật cần có quy định đảm bảo sản xuất, cung ứng thuốc, trong đó có thuốc hiếm. Đơn cử gần đây, thuốc hiếm điều trị ngộ độc thực phẩm nguy cơ tử vong cao nhưng không có ở Việt Nam. Sản xuất thuốc hiếm hầu như chỉ có trên thế giới. Nhu cầu rất thấp nên nhà kinh doanh không mặn mà sản xuất.

“Nên có quy định giao cho một đơn vị nghiên cứu sản xuất thuốc hiếm để phục vụ cho đất nước. Đối với những thuốc không nghiên cứu sản xuất được thì nên thành lập trung tâm dự trữ quốc gia. Việc đưa vào luật sẽ có căn cứ mạnh mẽ để thực hiện. Mặt khác, thuốc hiếm mua về để dự trữ, cơ hội sử dụng cũng thấp có thể phải hủy bỏ dẫn đến quy trách nhiệm và ảnh hưởng kinh phí bệnh viện. Như vậy, kinh phí mua thuốc hiếm cần huy động từ nguồn lực Nhà nước hoặc nguồn lực xã hội để đảm bảo có thuốc, tránh nguy cơ lãng phí”, ông Danh đề xuất.

Đồng quan điểm, bà Phạm Khánh Phong Lan – Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP – cho rằng, cần luật hóa thuốc hiếm. Thuốc hiếm ít sử dụng nhưng không thể không có. Các công ty đứng ra nhập khẩu chủ yếu giúp đỡ bệnh viện chứ lợi nhuận thì không có.

Đặt vấn đề cho ngành bảo hiểm xã hội, bà Lan nhấn mạnh trường hợp người dân sử dụng bảo hiểm mua thuốc trong bệnh viện nhưng không có, bắt buộc phải mua bên ngoài thì ai sẽ chịu trách nhiệm. Trường hợp mua thuốc hợp pháp tại nhà thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép nhưng khi phát hiện thuốc giả thì ai đứng ra đền? Do đó, vấn đề này cũng phải được quy định một cách rõ ràng trong luật bởi những thiệt hại hầu như người dân phải chịu. 

Đối với ngành công an, bà kiến nghị nên đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu một số loại thuốc. Đồng thời, cần ủng hộ thuốc trong nước để các nhà máy tham gia sản xuất.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)