Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Cần một chức danh cho giáo viên dạy nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Giờ dạy thực hành tại Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương 2. Hiện, nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề, đáp ứng nhu cầu DN, xã hội tăng cao kéo theo nhu cầu lớn về giáo viên dạy nghề (GVDN).Nhưng không phải cứ “cần là có”.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Cấp nào cũng thiếu

Theo Tổng cục Dạy nghề (TCDN), dù số lượng GVDN tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với quy mô đào tạo. Nếu tính tỉ lệ GV trên học sinh theo cách tính cũ (1/25), năm 2008 thiếu gần 4.000 GVDN. Nếu theo tỉ lệ 1/20, năm học 2009-2010 sẽ thiếu khoảng 9.000 GVDN. Đó là chưa kể đến hệ thống các TT dạy nghề cũng thiếu khoảng 4.000 GV.

Bên cạnh đó, kỹ năng nghề của một bộ phận GV còn hạn chế, nhất là ở khối các trường dạy nghề địa phương, mới thành lập, các trường ngoài công lập và các TTDN. Hiện, nguồn cung GVDN “trông” vào 4 trường ĐH sư phạm kỹ thuật (SPKT) TPHCM, Hưng Yên, Vinh và Nam Định, 1 trường CĐ SPKT (Vĩnh Long) đang được đầu tư nâng cấp lên ĐH và 15 khoa SPKT của một số trường ĐH. Nhưng, các trường SPKT mới đào tạo được GV cho 25/385 nghề (chiếm 8,5% nghề hiện có).

Chế độ: Chưa đủ lực hút

Nguyên nhân chính vẫn là chuyện về “chế độ, chính sách” chưa đủ lực  hút và tạo điều kiện cho GVDN tận tâm cống hiến. Cùng giảng dạy tại bậc CĐ, nhưng ở CĐN họ chỉ được công nhận là giáo viên thay vì giảng viên.

Một số CN, kỹ sư có tay nghề cao khi về giảng dạy không được hưởng lương theo bậc thợ cao của mình mà chỉ được hưởng lương theo ngạch cán sự.
Sự thiếu đồng bộ khi xây dựng, ban hành các quy định về chế độ, chính sách đối với GVDN là rào cản.

Ông Nguyễn Hoài Nam – Hiệu phó Trường CĐN Đường sắt I cho biết: Trường ĐT nhân lực cho ngành đường sắt nên GV cũng phải “đặc chủng” theo chuyên ngành đào tạo. Vì vậy, phần lớn GV được “đặt hàng” từ ĐH GTVT nhưng rất khó tuyển vì nhu cầu từ các DN trong ngành cũng rất lớn, thu nhập lại cao hơn nhiều so với làm GV.
Thu nhập thấp, chức danh chưa rõ ràng khiến không ít GV sẵn sàng bỏ nghề khi có cơ hội mới.

Cách nào khắc phục?

Khắc phục thiếu GVDN là cấp thiết. Về điểm này, ông Lê Vinh-Vụ trưởng Vụ Giáo viên nghề và cán bộ quản lý DN TCDN cho rằng: Đầu vào của GVDN rất đa dạng. Việc ĐT “chuẩn” cho GVDN rất quan trọng, đặc biệt là đạt chuẩn về trình độ, nghiệp vụ SP. Giải pháp đột phá là phát triển khoa SP nghề tại các trường CĐ, ĐH kỹ thuật. Như vậy vừa giải quyết được số lượng GVDN, vừa đảm bảo được chất lượng.

Hiện, TCDN đã xây dựng khoa SP nghề tại 4 trường CĐN và tiếp tục triển khai tại 6 trường nữa dưới hình thức chọn ra 3 nghề thế mạnh của trường để đào tạo GV cho chính nghề đó. Giải pháp này sẽ được nhân rộng để cung cấp đội ngũ GVDN chuẩn hoá. Theo ông Vinh: Xây dựng tiêu chuẩn, chức danh cho GVDN- nhất là chính sách lương rất cấp bách. Có như vậy mới thu hút được GVDN, kể cả GVDN tư thục tận tâm ĐT nhân lực chất lượng cho xã hội.

hó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa chỉ đạo Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với Bộ GDĐT, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương, DN, cơ quan liên quan xây dựng Đề án (ĐA) đào tạo 20.000 GVDN giai đoạn 2008-2015- đáp ứng nhu cầu đào tạo GVDN có chất lượng về kiến thức chuyên ngành, nghiệp vụ SP và kỹ năng nghề. Riêng Bộ GDĐT chủ trì việc xây dựng ĐA phát triển GV trung học chuyên nghiệp tới năm 2015 và hướng tới 2020. Các ĐA trên phải  trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12.2008.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

N.Lan-H.Yến (laodong)

 


Bình luận (0)