Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Cân nhắc chọn ngành phù hợp năng lực

Tạp Chí Giáo Dục

Cùng mt ngành hc s có nhiu trưng đào to vi nhiu phương thc xét tuyn và hưng đào to khác nhau, đ theo hc, thí sinh cn cân nhc tht k v năng lc, điu kin gia đình và hưng đi sau này ca bn thân.

TS. Phm Tn H (Phó Hiu trưng Trưng ĐH KHXH&NV TP.HCM) khuyên các em hc sinh la chn ngành phi phù hp vi năng lc

Đó là những lưu ý được các chuyên gia nhấn mạnh trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần thứ 11 năm 2019 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5) mới đây. Chương trình có sự đồng hành của ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF), ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và gần 20 trường khác.

Hc ngành quan h quc tế, ra làm gì?

Giải đáp băn khoăn của học sinh về cơ hội việc làm trong ngành quan hệ quốc tế, TS. Đào Minh Hồng (Trưởng ngành quan hệ quốc tế, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng) cho hay đây là ngành học khiến học sinh “hoang mang” nhất về cơ hội việc làm, vì học ngành này ra trường có thể làm được quá nhiều công việc. “Học ngành quan hệ quốc tế, các em được trang bị kiến thức, kỹ năng, hiểu biết về nhiều nền văn hóa, đặc biệt là kỹ năng xử lý xung đột. Vì vậy, các em có thể lựa chọn làm việc trong ngành ngoại giao, tổ chức sự kiện, báo chí mảng quốc tế, nhân sự, giáo dục…”, ông Hồng nói.

Bên cạnh đó, ông Hồng cũng chia sẻ, theo thống kê vào năm 2017 của UNESCO về mối quan hệ giữa việc làm và ngành học của sinh viên trên toàn cầu cho thấy, có tới 85% sinh viên ra trường làm trái ngành với những gì mình được đào tạo tại bậc ĐH. Do vậy, có thể nhận thấy rằng quan niệm học ngành nào, làm nghề đó trong xã hội hiện nay đã thay đổi.

Lý giải về điều này, ông Hồng cho rằng đó là do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, do sự đào tạo liên ngành, đa ngành trong các ngành nghề hiện nay. “Một sinh viên hiện nay ra trường, cơ hội việc làm không thiếu nhưng sự cạnh tranh cũng rất nhiều, từ lao động trong nước đến lao động trong khu vực, quốc tế. Ngành quan hệ quốc tế hay bất cứ ngành nghề nào, khi ra trường để thích ứng, đòi hỏi các em phải trở thành những công dân toàn cầu, có thể làm việc ở bất kỳ môi trường nào, quốc gia nào, có sức cạnh tranh với nhiều nguồn nhân lực”, ông Hồng phân tích.

Ngành quan hệ quốc tế tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng xét tuyển theo 4 tổ hợp truyền thống là A (toán, lý, hóa), A01 (toán, lý, tiếng Anh), C (văn, sử, địa), D01 (toán, văn, tiếng Anh). Trong khi đó, tại Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, ngành quốc tế học xét tuyển ở 2 khối D01 và D14 (văn, sử, tiếng Anh) thông qua 4 phương thức xét tuyển: tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định riêng của ĐHQG TP.HCM, sử dụng điểm thi THPT quốc gia, điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM. Năm 2019, trong đề án tuyển sinh của mình, UEF cũng xét tuyển ngành quan hệ quốc tế theo các tổ hợp A, D01, D14 và D15 (văn, địa, tiếng Anh) trong phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia và học bạ trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp môn. Ngoài ra, thí sinh có thể đăng ký ngành này bằng phương thức sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng xét tuyển ngành quốc tế học với các khối D01, D14 (văn, sử, tiếng Anh), D78 (văn, KHXH, tiếng Anh). “Ở ngành này, người học sẽ được trang bị những kiến thức về quốc tế, ngoại ngữ, văn hóa của nhiều quốc gia cũng như các kỹ năng thích ứng với nhiều nền văn hóa”, ThS. Lê Phan Quốc (Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) thông tin.

Mun hc ngân hàng, đăng ký khi nào?

Kể câu chuyện có mẹ làm trong ngành ngân hàng nhưng khuyên con không nên theo ngành, một học sinh trong trường nêu băn khoăn: liệu theo ngành ngân hàng có quá áp lực? Trả lời câu hỏi này, đại diện Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM – ThS. Lương Thị Thu Thủy cho rằng ngành ngân hàng là làm những công việc liên quan đến tiền tệ, là những con số, đòi hỏi tính cẩn thận, sự tỉ mẩn, chính xác. “Công việc liên quan đến các con số, đặc biệt là tiền tệ thì khá căng thẳng. Tuy nhiên, bất kỳ công việc nào trong ngành nghề nào cũng có sự căng thẳng khác nhau. Nếu bản thân thật sự yêu thích công việc thì mọi sự căng thẳng cũng có thể vượt qua”, bà Thủy chia sẻ. Với ngành ngân hàng, bà Thủy cho biết hàng năm nhu cầu nhân sự luôn dao động từ 5.000 đến 8.000 người. Do đó, chỉ cần có năng lực và đam mê, công việc luôn luôn chờ đón.

Cân nhắc kỹ trong 3 nguyện vọng đầu

Thông tin về việc thay đổi nguyện vọng (NV) sau khi đã có kết quả kỳ thi THPT quốc gia, PGS.TS Trần Lê Quang (đại diện Trường ĐH KHTN TP.HCM) cho hay, nếu thí sinh chỉ thay đổi NV mà không thay đổi về số lượng NV thì có thể thay đổi trực tuyến. Còn nếu thay đổi số lượng NV thì thí sinh phải thay đổi thông qua phiếu thay đổi NV. Về việc đăng ký NV, PGS.TS Trần Lê Quang lưu ý, ở 3 NV đầu, thí sinh cần cân nhắc theo thứ tự ưu tiên các NV, cân nhắc theo các tổ hợp thế mạnh để lựa chọn. Bởi các trường ĐH cũng sẽ xét tuyển theo NV ưu tiên từ trên xuống. Bên cạnh đó, trong từng ngành, thí sinh cũng cần phải tìm hiểu về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của các trường. Bởi ngoài khối sức khỏe và sư phạm được Bộ GD-ĐT quy định ngưỡng chất lượng đầu vào thì nhiều trường ĐH cũng đưa ra mức xét tuyển riêng đối với từng ngành.

Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đặt câu hỏi cho ban tư vấn

Được biết, năm 2019, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đào tạo 2 chương trình là đại trà và cử nhân chất lượng cao ở hai chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng với duy nhất một phương thức xét tuyển là sử dụng điểm thi THPT quốc gia. “Để xét tuyển vào hai chuyên ngành này, thí sinh có thể sử dụng 4 tổ hợp môn các khối A (toán, lý, hóa), A01 (toán, lý, tiếng Anh), D01 (toán, văn, tiếng Anh) và D90 (toán, KHTN, tiếng Anh)”, bà Thủy thông tin. Tương tự, tổ hợp khối A, A01, D01, D90 được Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng sử dụng để xét tuyển vào ngành tài chính – ngân hàng năm 2019 qua phương thức kết quả thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó, thí sinh cũng có thể sử dụng các phương thức khác như tham gia kỳ thi riêng do trường tổ chức vào tháng 5, xét điểm học bạ năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển, kết quả kỳ thi SAT (tối thiểu 800 điểm).

Ở khối ngành tài chính – ngân hàng, năm 2019 Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dự kiến tuyển 1.100 chỉ tiêu bằng 2 phương thức xét tuyển: tuyển thẳng (30%), sử dụng điểm thi THPT quốc gia (70%) với 4 tổ hợp môn là A, A01, D01 và D07 (toán, hóa, tiếng Anh). “Ở mỗi trường ĐH có những phương thức xét tuyển riêng, phù hợp với từng đối tượng thí sinh và từng hướng phát triển sau này của thí sinh. Do vậy, khi đăng ký nguyện vọng, thí sinh cần cân nhắc kỹ để đảm bảo khả năng trúng tuyển cao nhất”, ThS. Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh (đại diện Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) nhấn mạnh.

Đ.Yến

Bình luận (0)