Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Cân nhắc kỹ khi đăng ký học hai ngành

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh Trưng THPT Tenlơman đt câu hi cho ban tư vn

Tại chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 tổ chức sáng 23-9 tại Trường THPT Tenlơman (Q.1), em Trần Kim (học lớp 10A1) băn khoăn: “Em muốn học song ngành kinh doanh thương mại và công nghệ thông tin thì có nên không? Giữa hai ngành này có gì khác nhau?”. Trước câu hỏi này, ThS. Đoàn Thanh Phong (Trưởng bộ phận tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) chia sẻ, nói lý thuyết học cùng lúc hai ngành thì dễ nhưng trong quá trình học tập, sinh viên cần lưu ý về thời gian ra trường. Bởi học cùng lúc hai ngành yêu cầu thời gian học, lượng môn học nhiều hơn. “Theo lộ trình cần tối đa 6 đến 8 năm để sinh viên hoàn thành hai chương trình để lấy bằng ĐH. Người học nên cân nhắc năng lực học tập, nhu cầu có cần thiết không trước khi đăng ký theo học để đảm bảo tốt nghiệp ngành thứ nhất và sau đó học thêm đầy đủ kiến thức tốt nghiệp ngành thứ hai”, ông Phong khuyên.

Theo ông Phong, ngành kinh doanh thương mại thuộc lĩnh vực kinh tế kinh doanh, chương trình đào tạo đi thẳng vào các kiến thức liên quan đến kinh doanh bán lẻ, quản lý kho, logistics, tiếp thị… để người học sau khi ra trường đi làm có thể bán được hàng hóa, đưa ra chương trình bán được nhiều doanh thu, doanh số mà doanh nghiệp yêu cầu. Trong khi đó, ngành học công nghệ thông tin liên quan đến phần mềm, phần cứng, hệ thống công nghệ. Tuy nhiên, dù học bất cứ ngành nghề nào phải có sự kết hợp kiến thức chuyên môn và kỹ năng. Đơn cử học kinh doanh thương mại thì đòi hỏi sau khi ra trường đi làm, lao động phải có thêm kiến thức, kỹ năng tin học văn phòng, xử lý phần mềm… Đây cũng là yếu tố học sinh cần xác định có nên học song song hai ngành này không để tránh mất thời gian, không bị đuối. Có thể học một ngành sau đó học thêm các chứng chỉ kỹ năng liên quan đáp ứng yêu cầu công việc.

Bên cạnh câu chuyện học song ngành, nhiều học sinh còn quan tâm đến quy định đóng học phí các trường, chương trình học bổng… Em Minh Châu (học lớp 12A9) hỏi: “Chương trình ĐH có nhiều học bổng dành cho sinh viên không? Đối tượng được nhận học bổng như thế nào?”. ThS. Trần Nam (Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) cho biết: “Hiện có nhiều nguồn học bổng khác nhau đến từ các trường. Theo đó, các trường tự chủ tài chính sẽ có mức học bổng dành cho đầu vào. Một số trường khác sẽ có học bổng chính sách tương ứng mức thu chi. Các trường liên kết với doanh nghiệp cũng có những mức học bổng khác nhau. Với học bổng này, sinh viên đạt các yêu cầu về thành tích học tập sẽ có nhiều cơ hội được nhận, sau khi ra trường, các em tiếp tục có cơ hội được doanh nghiệp chọn vào làm việc. Bên cạnh đó, một số trường cũng có những học bổng chính sách cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để tạo động lực học tốt hơn”.

Tại chương trình, nhiều chuyên gia cho rằng trước khi chọn ngành nghề, học sinh phải biết được sở trường, bản thân muốn gì, yêu thích ngành nghề nào và phải có mục tiêu cho 5-10 năm sau một cách cụ thể. Từ đó, dựa trên năng lực, điều kiện tài chính để chọn trường học cho phù hợp.

Minh Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)