Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Cân nhắc kỹ trước khi ghi nguyện vọng

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc thay đi d kiến ca B GD-ĐT v phương thc xét tt nghip THPT theo hưng nghiêng v đim thi THPT quc gia, theo tính toán, nếu thay đi này đưc áp dng thì cùng mt phôi đim, nhiu thí sinh năm ngoái đu tt nghip, nhưng năm nay coi như trưt.

Hc sinh Trưng THPT Bà Đim đt câu hi cho ban tư vn

Từ tính toán đó, theo nhiều chuyên gia giáo dục, thí sinh cần phải chủ động lên phương án học tập, cố gắng hoàn thành thật tốt chương trình lớp 12. Đồng thời tận dụng lợi thế cộng điểm nghề để “tối ưu hóa” khả năng tốt nghiệp THPT, sau đó mới xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ từ thế mạnh của bản thân. Những chia sẻ đáng chú ý này được các chuyên gia đưa ra trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần thứ 11 năm 2019 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP, ĐHQG TP.HCM tổ chức, vừa diễn ra tại 3 trường THPT là Bà Điểm, Nguyễn Văn Cừ và Phạm Văn Sáng (huyện Hóc Môn). Chương trình có sự đồng hành của ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM cùng nhiều đơn vị khác.

Tp trung “hết công sut” trong hc k II

Lời khuyên này được TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM) nhắn gửi đến học sinh 3 trường. Theo phân tích của TS. Nghĩa (nếu không có gì thay đổi so với công bố của Bộ GD-ĐT), kỳ thi THPT quốc gia sắp tới sẽ có thay đổi lớn và ảnh hưởng nhất chính là phương thức xét tốt nghiệp, nâng cao vai trò của các bài thi THPT. “Tính toán cho thấy, với cùng một phôi điểm thi nhưng năm trước được coi là đậu tốt nghiệp thì khi áp dụng phương thức tính mới trong năm nay lại thành trượt. Vì vậy các thí sinh, đặc biệt là những em có học lực trung bình trở xuống cần phải hết sức thận trọng. Các em nên cố gắng làm sao để học kỳ II lớp 12 đạt được kết quả tốt. 30% điểm của học bạ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến việc đậu – rớt của các em”, TS. Nghĩa lưu ý.

Đứng ở góc độ tâm lý, chuyên gia tâm lý Vũ Thiện Toàn cũng có chung nhận định trên. Ông Toàn cho hay với việc đào tạo đa ngành nghề như hiện nay, chỉ cần đậu tốt nghiệp THPT là gần như đã “có vé vào ĐH”. Vì thế, ở thời điểm này, các em không nên cuống cuồng xét xem mình học trường ĐH nào. “Điều quan trọng hiện nay là các em nên tập trung vào việc học, “lên dây cót” cho bản thân để không xao nhãng vào những trò chơi vô bổ khác. Đảm bảo rằng mình sẽ đậu tốt nghiệp thì đã có rất nhiều cơ hội mở ra trước mắt”, ông Toàn nhắn gửi.

Cũng chính vì việc học ĐH không còn “nằm ngoài tầm tay”, ông Toàn cho rằng việc lựa chọn trường học, ngành học, bậc học làm sao phải tiệm cận với năng lực, khả năng của bản thân. “Thực tế có rất nhiều trường hợp tốt nghiệp ĐH nhưng lại không có việc làm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là ngay từ ban đầu, trong quá trình lựa chọn ngành học, bậc học các em đã quá chú trọng đến hai chữ “ĐH”, rải đều nguyện vọng ở tất cả các trường ĐH chỉ với quan niệm phải bằng mọi giá vào được ĐH, chứ không phải chú trọng đến cái mà mình sẽ học, mình có năng lực và mình sẽ giỏi”, ông Toàn chỉ ra.

Về câu chuyện “rải nguyện vọng” vào các trường ĐH, TS. Nguyễn Đức Nghĩa đưa ra lời khuyên: Các em chỉ nên đăng ký tối đa 5-6 nguyện vọng liên quan đến ngành mình thích, đến thế mạnh của bản thân. Tránh sử dụng quá nhiều nguyện vọng, dàn trải ở nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều trường khác nhau. Bởi không chỉ tốn kém mà còn làm các em “rối, hoang mang”. Các em hãy cân nhắc thật kỹ khi đặt bút ghi các nguyện vọng.

Hc ĐH có cn đu vào tiếng Anh?

Trước băn khoăn của học sinh về yêu cầu đầu vào tiếng Anh, đại diện nhiều trường ĐH, CĐ cho hay đa phần các trường đều không yêu cầu tiếng Anh đầu vào, thay vào đó là yêu cầu khắt khe về tiếng Anh đầu ra. “Chỉ cần đậu vào trường, các em sẽ được làm bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào. Nếu các em đủ yêu cầu thì sẽ học luôn vào môn chuyên ngành. Còn chưa đạt các em sẽ được nhà trường tạo điều kiện để đào tạo 6 cấp độ tiếng Anh cơ bản ngay trong năm đầu tiên, sau đó mới đi vào chuyên ngành”, ông Đặng Thế Hiệp (Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) cho hay.

Chuyên gia đang tư vn thông tin cho hc sinh Trưng THPT Phm Văn Sáng

Chú ý phân biệt về kỳ thi đánh giá năng lực

TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM) cho hay trong mùa tuyển sinh 2019, có 2 loại kỳ thi đánh giá năng lực. Thứ nhất là loại kỳ thi bắt buộc như Trường ĐH Luật TP.HCM đang áp dụng. Có nghĩa là kỳ thi đánh giá năng lực là một phần trong phương thức xét tuyển của nhà trường. Muốn đậu vào trường, các em bắt buộc phải tham gia. Loại thứ hai được sử dụng như một phương thức xét tuyển độc lập, bên cạnh nhiều phương thức khác. Hình thức này đang được nhiều trường áp dụng như kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM, ĐH Việt Đức, ĐH Hoa Sen, ĐH FPT… Với hình thức này tạo thêm cơ hội vào những trường ĐH yêu thích cho thí sinh.

Vì vậy, TS. Nghĩa khuyên: Thí sinh cần phải tìm hiểu kỹ các phương thức xét tuyển đối với những trường mà mình nhắm đến, tránh sự nhầm lẫn và mở rộng cánh cửa vào những trường ĐH này.

Chung phương án đào tạo, ThS. Lê Dũng (Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, UEF) cho biết dù là môi trường ĐH quốc tế nhưng UEF không yêu cầu về trình độ tiếng Anh đầu vào. Các em sẽ được học 6 cấp độ tiếng Anh ngay trong năm đầu tiên để đảm bảo khả năng tiếng Anh có thể đáp ứng môi trường học tập. Bước sang năm thứ 2, các em mới bắt đầu vào học chuyên ngành… Đây đồng thời là phương án đào tạo đang được Trường ĐH FPT và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM áp dụng.

Ở môi trường CĐ, ông Nguyễn Hữu Công (Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh, Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn) cho biết hiện nay trường không đòi hỏi về trình độ tiếng Anh đầu vào. Tuy nhiên, khi học tại trường, người học vẫn phải trải qua một bài thi tiếng Anh xếp lớp để phù hợp với năng lực người học.

“Dù không đòi hỏi tiếng Anh đầu vào nhưng đây là ngôn ngữ rất cần thiết, quan trọng, đặc biệt trong thời hội nhập. Vì vậy các em cần phải có ý thức trong việc trau dồi năng lực tiếng Anh, để làm sao khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể dùng tiếng Anh mở ra các cơ hội nghề nghiệp cho mình và bước ra thế giới”, ThS. Nguyễn Vũ Hoàng (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) nhắn nhủ.

Thi 4.0, trưng ĐH nào lý tưng nht?

Trả lời câu hỏi về trường ĐH lý tưởng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của học sinh, các chuyên gia cho hay: Trong kỷ nguyên 4.0, thời của ứng dụng, trải nghiệm và công nghệ thông tin lên ngôi, cấu trúc các ngành nghề không còn “đi theo lối mòn”. Vì vậy, chính môi trường đào tạo cũng phải thay đổi để phù hợp với thời đại.

Cụ thể, ThS. Lê Hồng Ngọc (Phó phòng Tuyển sinh, Trường ĐH FPT) cho biết hiện tại bất cứ một môi trường đào tạo nào cũng gắn liền kiến thức với thực tế. Trong quá trình đào tạo, người học không chỉ nắm các kiến thức về chuyên môn mà còn được trải nghiệm môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. Chia sẻ về câu chuyện trường ĐH lý tưởng, ThS. Lê Dũng cho rằng các trường ĐH luôn cố gắng để trở thành “lý tưởng” trong mắt người học bằng cách trang bị các kiến thức về chuyên ngành, ngoại ngữ và cả kỹ năng thông qua từng ngành các em theo học. Thế nhưng, “lý tưởng” như thế nào lại do “kỹ năng học ĐH” của từng sinh viên.

Quang Long

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)