Tình hình khuyến mại trong tuyển sinh, thu hút học sinh bằng mọi cách… của một số trường ĐH năm nay đã có những diễn biến mới.
Sự việc đã thể hiện rõ những hạn chế, yếu kém trong giáo dục ở cấp ĐH, hậu quả của việc đua nhau thành lập trường ĐH, ồ ạt chuyển từ CĐ lên ĐH… trong khi điều kiện bảo đảm còn nhiều hạn chế. Đó cũng là hậu quả tất yếu của tư duy “phổ cập đại học”, thương mại hóa trong giáo dục, của bệnh thành tích, chạy theo chỉ tiêu số lượng sinh viên/1000 dân, theo số trường ĐH của cả nước trong thời gian qua, mà hậu quả sẽ thật khôn lường.
Một sinh viên điểm thi chỉ đạt 7,5 điểm/3 môn và thậm chí “bao nhiêu điểm cũng nhận” thì liệu có đủ trình độ, tư duy để học được không, mà có học và ra trường bằng mọi cách thì những cô, những cậu kỹ sư, cử nhân đó liệu có thể làm được gì cho xã hội?
Rõ ràng với cách làm này sẽ làm tổn hao tiền của Nhà nước, của nhân dân, lãng phí tuổi trẻ của không biết bao nhiêu thanh niên. Tuyển sinh bằng mọi cách, bất chấp chất lượng sinh viên tất yếu sẽ đưa chất lượng giáo dục của Việt Nam vốn đã rất hạn chế sẽ lại càng xuống cấp hơn.
Những hạn chế trong giáo dục ĐH đã được Quốc hội tranh luận, các chuyên gia mổ sẻ nhiều, song xem ra tình hình vẫn chưa có chuyển biến. Với quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, thiết nghĩ Bộ GDĐT cần nhanh chóng kiểm tra, có biện pháp kiên quyết, ngăn chặn tình hình tuyển sinh như vừa qua, xử lý nghiêm những hành động phá rào phát hiện được trong tuyển sinh.
Về lâu dài, Chính phủ phải nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triền nền giáo dục ĐH của nước nhà. Chiến lược phải làm rõ, đổi mới cả về mục tiêu, phương châm, nội dung, biện pháp phát triển ĐH. Nền ĐH phải có quy mô, cơ cấu cân đối, phù hợp trong từng thời kỳ, hệ thống các trường phân bố hợp lý. Trong đó chất lượng đào tạo phải được đặt lên hàng đầu.
Chúng ta đang bước vào thời kỳ CNH-HĐH, mà sự thành công hay thất bại của sự nghiệp này phần lớn được quyết định bằng chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng. Do đó, không thể chần chừ việc đổi mới giáo dục ĐH.
Một sinh viên điểm thi chỉ đạt 7,5 điểm/3 môn và thậm chí “bao nhiêu điểm cũng nhận” thì liệu có đủ trình độ, tư duy để học được không, mà có học và ra trường bằng mọi cách thì những cô, những cậu kỹ sư, cử nhân đó liệu có thể làm được gì cho xã hội?
Rõ ràng với cách làm này sẽ làm tổn hao tiền của Nhà nước, của nhân dân, lãng phí tuổi trẻ của không biết bao nhiêu thanh niên. Tuyển sinh bằng mọi cách, bất chấp chất lượng sinh viên tất yếu sẽ đưa chất lượng giáo dục của Việt Nam vốn đã rất hạn chế sẽ lại càng xuống cấp hơn.
Những hạn chế trong giáo dục ĐH đã được Quốc hội tranh luận, các chuyên gia mổ sẻ nhiều, song xem ra tình hình vẫn chưa có chuyển biến. Với quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, thiết nghĩ Bộ GDĐT cần nhanh chóng kiểm tra, có biện pháp kiên quyết, ngăn chặn tình hình tuyển sinh như vừa qua, xử lý nghiêm những hành động phá rào phát hiện được trong tuyển sinh.
Về lâu dài, Chính phủ phải nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triền nền giáo dục ĐH của nước nhà. Chiến lược phải làm rõ, đổi mới cả về mục tiêu, phương châm, nội dung, biện pháp phát triển ĐH. Nền ĐH phải có quy mô, cơ cấu cân đối, phù hợp trong từng thời kỳ, hệ thống các trường phân bố hợp lý. Trong đó chất lượng đào tạo phải được đặt lên hàng đầu.
Chúng ta đang bước vào thời kỳ CNH-HĐH, mà sự thành công hay thất bại của sự nghiệp này phần lớn được quyết định bằng chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng. Do đó, không thể chần chừ việc đổi mới giáo dục ĐH.
Theo Bùi Bỉnh Luân
(laodong)
Bình luận (0)