Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cần những giờ học thực tiễn

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Một tiết học hứng thú vớii các thiết bị minh họaNhững người theo học ngành báo chí rất sợ những giờ học khô khan, thiếu sinh động. Sau những buổi học lý thuyết chuyên ngành, việc sinh viên (SV) được thực hành ngay tại lớp sẽ để lại ấn tượng tốt, giúp SV hiểu được bài vừa học và trau dồi kỹ năng nghề nghiệp.

Bổ ích, lý thú, và giàu tính thực tiễn, đó là những gì mà SV lớp báo chí chúng tôi cảm nhận được sau những giờ học áp dụng hình thức seminar – một hình thức học tập tiên tiến và hiệu quả, tạo nên những giờ học hết sức lôi cuốn và thật sự hấp dẫn.

Tiếp thu kiến thức và chia sẻ thực tiễn

Seminar là một cách học khá phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới, bởi lẽ lợi ích của nó mang lại cho SV là rất lớn. Để đạt được hiểu quả cao trong cách học này, đòi hỏi SV phải có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về vấn đề mình cần trình bày. Ở cách dạy thông thường, việc giảng viên đóng vai trò trọng tâm vô tình tạo cho SV tâm thế bị động thì những buổi học seminar đã giúp cho người học được thể hiện năng lực và sự hiểu biết của mình trong từng tiết học.

Trong một buổi học áp dụng hình thức seminar tại Trường ĐH Hồng Bàng, với đề tài là cách viết phóng sự, dưới sự hướng dẫn của giảng viên kết hợp với đề cương được minh họa bằng những hình ảnh sinh động được chuẩn bị trước đã làm phong phú thêm lượng thông tin mà các bạn thu thập. Đồng thời, thời gian dành cho SV thuyết trình, trao đổi tăng lên đáng kể.

Lớp học “nóng” lên rất nhanh chỉ sau ít phút thảo luận. Các bạn tự tin trình bày những quan điểm riêng của bản thân, sự đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan về thể loại phóng sự”. Những vấn đề khó khăn của mỗi SV khi lần đầu tiên cầm bút viết phóng sự đã được tháo gỡ và giải quyết thấu đáo. Nhiều vấn đề SV nghĩ trong đầu chưa kịp hỏi, được giảng viên giải đáp ngay bằng những mẩu chuyện thực tế rút ra từ chính kinh nghiệm cầm bút vui có, buồn có của mình… Tất cả đối với chúng tôi thật mới mẻ, bổ ích và dễ tiếp nhận, bởi chúng đầy ắp tiếng cười.

Cô Nguyễn Thị Hồng Cúc, giảng viên bộ môn các thể loại văn truyền thông đại chúng Trường ĐH Hồng Bàng cho biết: “Sau một thời gian áp dụng phương pháp đổi mới học tập này, việc vận dụng seminar trong giảng dạy đã tạo nên thế chủ động tự học cho SV, bổ trợ kiến thức từ bài giảng và sự chuẩn bị sắp xếp cho buổi thuyết trình. Chúng tôi lồng ghép hình thức seminar vào giảng dạy nhằm mục đích giúp các em nắm bắt tốt nhất những vấn đề cần trao đổi, các em được thực hành ngay tại lớp, tăng khả năng giao tiếp và ứng xử trước đám đông, tạo tính tự chủ và linh hoạt trong giờ học…”.

Thích ứng nhu cầu xã hội và phát triển kỹ năng nghề nghiệp

Hầu hết SV nhiều ngành, trong đó có SV ngành báo chí ra trường đều nắm chắc nội dung lý thuyết, hiểu được nhiều vấn đề liên quan đến ngành học, song ít ai có được kỹ năng thực hành và áp dụng thực tế. Bạn Quốc Vũ, SV Trường ĐH Hồng Bàng chia sẻ: “Để tích lũy kinh nghiệm thực tế, em đã thử đi xin việc nhiều nơi. Trong quá trình phỏng vấn, em thường bị trượt vòng quyết định với những câu hỏi liên quan đến kỹ năng, kinh nghiệm”.

Trao đổi với nhiều giám đốc nhân sự các công ty đang hoạt động tại TP.HCM, chúng tôi được biết trong những lần tuyển dụng, đa số những bạn SV mới ra trường đều trả lời tốt những vấn đề lý thuyết song phần kỹ năng cho nghề nghiệp thì hơi yếu. Phải chăng các bạn thiếu đi những giờ học thực hành, không được tiếp xúc thực tế nơi giảng đường ĐH?

Thực tế cho thấy áp dụng seminar trong giờ học đã tạo nên một xu hướng, động thái học tập tích cực hơn đối với người học, hạn chế những giờ học thụ động, những buổi lên lớp với tư thế đối phó của một số SV trước đây. Từ đó, giúp các bạn SV nhanh chóng nắm vững kiến thức, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Cửu Long

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)