Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần phải phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đây là góp ý của đại biểu Cầm Thị Mẫn – Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thanh Hóa – cho dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Theo đại biểu Mẫn, hiện nay nhiều dòng sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước chính cho sinh hoạt, sản xuất, tạo cảnh quan sinh thái, bảo vệ sức khỏe cho người dân đang bị ô nhiễm, nguy cơ bị ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng và trở thành các dòng sông chết. Do vậy, vấn đề phục hồi các dòng sông đang bị ô nhiễm, cạn kiệt là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này… Việc phục hồi các dòng sông bị ô nhiễm, cạn kiệt phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, có sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân. Trước tiên phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn nước thải trước khi xả ra các dòng sông; nghiêm cấm các hoạt động xả rác thải và các chất thải xuống dòng sông. Đồng thời quan tâm xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình như cống, trạm bơm, hệ thống kênh dẫn để tiếp nước, khơi thông dòng chảy, tạo cho các dòng sông có các dòng chảy thường xuyên, liên tục, tránh tình trạng ứ đọng để trả lại cho các con sông khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm.

Góp ý dự thảo luật này, đại biểu Tô Thị Bích Châu – Đoàn ĐBQH TP.HCM – đề nghị bổ sung chính sách đảm bảo quyền công dân đối với nhu cầu sử dụng nước thiết yếu của đời sống vào Điều 4. Từ Điều 41 đến Điều 43 quy định rõ trách nhiệm nhưng chưa làm rõ đảm bảo quyền của công dân đối với nhu cầu sử dụng nước cũng như các tổ chức, cá nhân có quyền khai thác trong điều kiện vi phạm pháp luật. Do đó, đề nghị bổ sung quyền này của công dân và các tổ chức, cá nhân.

Tại khoản 3 Điều 7 quy định cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước quốc gia, đề nghị bổ sung quy định đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của cá nhân, tổ chức pháp nhân đối với hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia. Vì quyền tiếp cận thông tin đối với cơ sở dữ liệu tài nguyên nước rất quan trọng để đảm bảo cá nhân pháp nhân và tổ chức thực hiện quyền, trách nhiệm của mình.

Về các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8, đề nghị bổ sung cấm 2 hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước và hành vi ảnh hưởng chất lượng của nguồn nước sinh hoạt; đồng thời cần có lộ trình đối với các hành vi để khắc phục những vi phạm trước đó. Nếu không có quy định nghiêm cấm 2 hành vi phổ biến này thì sẽ gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng.

Tại Điều 24, đề nghị phải đảm bảo công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích bình đẳng giữa các đối tượng khai thác và sử dụng nước, giữa các địa phương, thượng lưu, hạ lưu, thượng du, hạ du…

Tham gia góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Lý Tiết Hạnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định – cho rằng, công trình cấp nước sinh hoạt phải có phương án bảo vệ bởi vấn đề này liên quan đến an toàn sức khỏe người dân cũng như an ninh nguồn nước, an ninh quốc gia.

PV

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)