Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Cần phát triển lĩnh vực du lịch mới thời 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

Nhân lc du lch cn đưc đào to, phát trin đ đáp ng yêu cu mi vi xu thế phát trin du lch thông minh, công ngh thc tế o, trí tu nhân to… trong bi cnh cuc cách mng công nghip ln th 4. Vic nghiên cu đ phát trin các ngành ngh và lĩnh vc mi thích ng vi du lch thông minh thi 4.0 tr nên cp bách. 

Sinh viên ngành du lch đi thc tp ti doanh nghip

PGS.TS Lê Anh Tuấn (Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) nhận định điều này tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” do Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp Trường ĐH Văn Hiến tổ chức ở TP.HCM ngày 2-8.

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 – tầm nhìn đến năm 2030 đã khẳng định du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới… Để đạt mục tiêu này, công tác đào tạo nhân lực ngành du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam đã và đang chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo mục tiêu hội nhập quốc tế. Từ năm 2009, bộ trưởng du lịch các quốc gia ASEAN nhân danh Chính phủ các nước đã ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau. Trên cơ sở đó, giáo trình đào tạo nghề chung ASEAN cũng đã được xây dựng, liên kết chặt chẽ với khung trình độ ASEAN.

Thế nhưng, PGS.TS Lê Anh Tuấn cũng chỉ ra, đào tạo nhân lực du lịch thời gian qua vẫn còn tồn tại những vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Chính sách, cơ chế… về phối hợp giữa các chủ thể liên quan đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch còn chưa đầy đủ. Quy mô đào tạo chưa đủ lớn, ngành nghề đào tạo chưa đầy đủ, cơ cấu nhân lực theo ngành nghề chuyên môn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn trong cùng một thời điểm đối với doanh nghiệp du lịch có quy mô lớn. Phân bố cơ sở đào tạo du lịch chưa thật sự hợp lý; tỷ lệ học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp trở về địa phương làm việc thấp trong khi các vùng sâu, vùng xa, khu du lịch mới còn thiếu nhân lực được đào tạo. Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp vẫn chưa rõ ràng; chưa có cơ chế, chính sách cụ thể, khả thi khuyến khích các doanh nghiệp thực sự quan tâm phối hợp trong đào tạo nhân lực du lịch. Các cơ sở đào tạo cũng thiếu sự liên kết với nhau. Chế độ chính sách đối với lao động ngành du lịch chưa thực sự hợp lý, tính mùa vụ trong du lịch ảnh hưởng đến tuyển dụng, đến nhu cầu theo học lĩnh vực du lịch. 

Thiếu ht nhân lc qun tr cp cao

PGS.TS Lê Anh Tuấn (Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cho biết: Hiện du lịch Việt Nam đang thiếu đội ngũ cán bộ cấp cao ở cả khối doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp, khối quản lý Nhà nước, các lĩnh vực quy hoạch, hoạch định chính sách chiến lược và khối sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu về du lịch. Thiếu hụt nhân lực quản trị cấp cao, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh khách sạn, khu resort… đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Theo đó, tại các doanh nghiệp, tập đoàn khách sạn lớn hoặc có yếu tố nước ngoài, hầu hết đội ngũ quản lý cấp trung và cấp cao đều là người nước ngoài.

Sinh viên ngành du lch đang thc hành trong phòng ăn

Hiện cả nước có hơn 190 cơ sở đào tạo du lịch, gồm: 65 trường ĐH có các khoa du lịch; 55 trường CĐ; 71 trường TC. Một số trường ĐH, CĐ đã đầu tư xây dựng cơ sở thực hành như xưởng, khách sạn… tương đối hiện đại. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo du lịch tăng về số lượng và từng bước được chuẩn hóa.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hằng năm toàn ngành cần 40.000 lao động nhưng số lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000. Trong đó chỉ hơn 12% có trình độ CĐ, ĐH trở lên. Trong 1,3 triệu lao động du lịch của cả nước, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy. Trước những con số trên, ngay tại hội thảo, đại diện nhiều trường, doanh nghiệp… cùng đề cập những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt thích ứng thời đại 4.0. PGS.TS Phạm Xuân Hậu (Trưởng khoa Du lịch, Trường ĐH Văn Hiến) cho rằng cần thay đổi toàn diện mục tiêu đào tạo tại các trường, từ mục tiêu trước mắt đến lâu dài; áp đánh giá theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Trong đó có sự tuyển chọn đội ngũ giảng viên, tâm huyết lẫn chuyên môn. Việc tuyển chọn sinh viên cũng chú ý quy mô, chất lượng đầu vào không quá thấp, có định hướng nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cần xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng ứng dụng nghề nghiệp, có sự tham gia đóng góp của cơ sở sử dụng lao động…

Bài, ảnh: Mê Tâm

Bình luận (0)